UTlogs Club
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Logistics

BẠN BIẾT GÌ VỀ FOB VÀ CIF TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ?

Quốc Hùngtác giảQuốc Hùng
23/04/2022
trongLogistics
0
BẠN BIẾT GÌ VỀ FOB VÀ CIF TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ?
77
SHARES
681
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn đã từng nghe đến hai khái niệm FOB, CIF trong xuất khẩu hay nhập khẩu? Vậy CIF & FOB là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể chọn được một phương pháp giao hàng (hợp đồng) phù hợp nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi đó!

Nội dung bài viết

  • 1. FOB – Free On Board
    • Giá FOB bao gồm những gì?
  • 2. CIF – Cost, Insurance, Freight
    • 2.1 Ưu điểm của CIF
    • 2.2 Nhược điểm của CIF
  • 3. So sánh FOB và CIF
    • 3.1 Giống nhau FOB và CIF
    • 3.2 Khác nhau giữa FOB và CIF

Nội dung bài viết

  • 1. FOB – Free On Board
    • Giá FOB bao gồm những gì?
  • 2. CIF – Cost, Insurance, Freight
    • 2.1 Ưu điểm của CIF
    • 2.2 Nhược điểm của CIF
  • 3. So sánh FOB và CIF
    • 3.1 Giống nhau FOB và CIF
    • 3.2 Khác nhau giữa FOB và CIF

1. FOB – Free On Board

FOB – Free On Board ( hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer). Khi sử dụng điều khoản FOB trong mua bán hàng hóa, người bán sẽ phải chịu mọi chi phí vận chuyển hàng, làm thủ tục xuất khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh. Người mua sẽ book tàu vận chuyển hàng, chịu chi phí cước biển, làm thủ tục thông quan nhập khẩu, thuế (nếu có) cũng như các chi phí phát sinh khác, cho đến khi hàng về đến kho người mua. levitra 10 mg en ligne

Giá FOB bao gồm những gì?

Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước người bán, đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có). Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển.

Ưu điểm của FOB: Người bán (seller) không cần phải tìm đơn vị vận chuyển (forwarder hay hãng tàu), không phải mua bảo hiểm hàng hoá, địa điểm chuyển rủi ro sớm, bạn cũng không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng của bạn.

Nhược điểm của FOB: Bạn phải luôn vào tình huống bị động vì người mua book cước tàu. Ví dụ họ book tàu ngày 19 tuy nhiên ngày 22 bạn mới đủ hàng thì bạn phải luôn nằm trong thế bị động, bạn có thể gặp khó khăn khi kéo container hoặc đóng hàng vào container, ngoài ra việc tu chỉnh chứng từ cũng khó khăn hơn, bạn khó có khả năng chủ động giá thị trường khi thị trường biến động.

Tại Mỹ và Canada còn phân biệt “FOB vị trí xếp hàng” và “FOB vị trí đến”. Vị trí này cũng là nơi chuyển giao trách nhiệm bên bán cho bên mua, nếu “FOB điểm xếp hàng” vị trí chuyển giao trách nhiệm là cảng xếp hàng, còn “FOB vị trí đến” thì chuyển rủi ro tại cảng đến. Tuy nhiên cách sử dụng của Mỹ và Canada không phù hợp với Incoterm và vận tải quốc tế.

2. CIF – Cost, Insurance, Freight

CIF là chữ viết tắt của Cost, Insurance, Freight. Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng. Nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Seoul.

Vậy giá CIF bao gồm những gì?

Giá CIF chính là giá tại cửa khẩu của bên mua (người nhập khẩu). Giá này đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên nhập khẩu.

2.1 Ưu điểm của CIF

Xuất khẩu theo CIF sẽ có lợi cho người bán (người xuất khẩu).

2.2 Nhược điểm của CIF

Người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Ở Việt Nam hiện nay, đa số các công ty nhập khẩu hàng theo giá CIF. Nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó.

Thực tế đó là suy nghĩ sai lầm. Người bán là người trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Điều này gây bất lợi cho những người nhập khẩu tại Việt Nam.

3. So sánh FOB và CIF

Giữa 2 điều kiện này có nhiều điểm giống nhau và khác nhau nhưng dễ gây nhầm lẫn.

3.1 Giống nhau FOB và CIF

Đều là điều kiện trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng.

Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi).

Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.

3.2 Khác nhau giữa FOB và CIF

FOBCIF
Điều kiện giao hàngGiao hàng lên tàuTiền hàng, bảo hiểm, cước tàu
Bảo hiểmNgười bán không phải mua bảo hiểmNgười bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá
Trách nhiệm vận tải thuê tàuNgười bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách nhiệm book tàuNgười bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ

Người bán (seller) giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng là đã hết trách nhiệm, rủi ro được chuyển qua người mua (buyer). Người bán không cần phải thuê tàu, không cần phải mua bảo hiểm.

Cấu trúc tên gọi FOB + Cảng Xếp Hàng

Người bán (seller) mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu. Tuy nhiên vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng.

Cấu trúc tên gọi CIF + Cảng Đến

FOB và CIF đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Bạn nên cân đối để chọn lựa FOB hay CIF phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Ngoài hai điều kiện này, trong incoterm còn rất nhiều các điều kiện giao hàng khác như ExWork, DDU…

 

Nguồn: Internet
Người viết: Tường Vy

Thẻ incotermLogisticssupplychain
Advertisement Banner
Bài viết trước

COVID-19 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG LÀM THAY ĐỔI DOANH NGHIỆP

Bài viết tiếp theo

Letter of Credit (LC) – Thư tín dụng là gì ?

Quốc Hùng

Quốc Hùng

Related Posts

Logistics

Cầu lục địa – Transcontinental Bridges và những điều bạn cần biết

03/12/2022
Câu hỏi thường gặp

5 Phương thức Thanh toán Quốc tế trong Xuất Nhập Khẩu

12/08/2022
Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?
Câu hỏi thường gặp

Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?

10/08/2022
Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng
Logistics

Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT
Kiến thức quanh ta

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT

28/07/2022
Kiến thức quanh ta

Một số loại vận đơn thường gặp

29/07/2022
Bài viết tiếp theo
Letter of Credit (LC) – Thư tín dụng là gì ?

Letter of Credit (LC) - Thư tín dụng là gì ?

Discussion about this post

Categories

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cuộc thi
  • E-commerce
  • Giới thiệu
  • Kho hàng
  • Kiến thức quanh ta
  • Logistics
  • Nghề nghiệp
  • Phân phối
  • Phương thức thanh toán
  • Quy tắc giá trị gia tăng trong Logistics
  • Ra trường làm gì?
  • Sự kiện
  • Supply chain
  • Tài liệu học tập
  • Tuyển dụng
  • UTLogs Club

Tags

big dataBáo cáo Logistics Việt Nam 2018Chuỗi cung ứngCovid 19Cross docking là gìcâu lạc bộ UTLogsE-commerceecommercefieldtripgiao hàng chặng cuốiGiá trị gia tăngGiá trị gia tăng kho hàngHondaVietNamHoạt độnghàng tồn khoHọc thuậtincotermskho hàngKiến thứclast mile deliverylazadaexpressLogisticslogistics Việt NamNgành Logistics ra trường làm gìPhân loại rackingQuy tắc giá trị gia tăng trong Logisticsquản lý kho hàngquản trị kho hàngRackingRacking là gìsmartlogSupply chainSupply Chain BookTechnologytham quanThương mại điện tửthực tập sinhTIN TỨCtiếng anh chuyên ngànhTMĐTTrung tâm phân phốiTuyển thành viênviệc làm logisticsVận chuyển trong logisticswarehouse

© 2019 Developed by UTLogs Club

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu