Ngày nay, với sự mở rộng không ngừng của sản xuất kinh doanh thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất cũng ngày một gia tăng với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Vậy ở Việt Nam có những phương thức vận chuyển phổ biến nào? Những ưu thế và hạn chế của mỗi loại hình vận tải ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Ở Việt Nam, có 4 phương thức vận chuyển hàng hóa chủ yếu là: vận chuyển đường biển, vận chuyển đường sắt, vận chuyển đường bộ và vận chuyển bằng đường hàng không.
Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
1. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG THỦY
1.1 Ưu điểm
Nói về khoản siêu tiết kiệm thì có thể khẳng định rằng không ai qua được anh này. Được biết đây là phương thức vận chuyển có tổng chi phí thấp nhất. Cụ thể: bằng 1/6 so với vận tải hàng không; 1/3 so với đường sắt; 1/2 so với đường bộ. Loại hình vận tải này thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su) và hàng đổ rời (cà phê, gạo). Bên cạnh đó, độ an toàn trong vận chuyển hàng hóa khá cao (do không va chạm nhiều) cũng là ưu điểm của phương thức này.
Đối với vận chuyển thương mại quốc tế, đây lại là phương tiện thống trị, đặc biệt là khi có sự ra đời của các loại tàu biển lớn, hiện đại, có khả năng chinh phục thiên nhiên ở mức độ nhất định. Hiện nay, có khoảng 90% khối lượng hàng hóa giao dịch toàn cầu là sử dụng đường thủy. Ở khu vực Bắc Âu và Trung Âu, vận chuyển đường thủy đặc biệt quan trọng. Bởi, nơi đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt kết hợp với hệ thống hải cảng hoàn hảo do con người tạo dựng. Từ đó dễ dàng tiếp cận với các trung tâm dân cư lớn. Điển hình là cảng Rotterdam ở Hà Lan là một trong những cảng bận rộn nhất thế giới.
1.2 Hạn chế
Tuy nhiên, vận tải đường thủy cũng có một số nhược điểm: tốc độ chậm, có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc thời gian tàu kéo, các tuyến đường vận chuyển có hạn, tính linh hoạt không cao…
Ở Việt Nam, chi phí vận tải đường biển vẫn nằm trong số 5 nước cao nhất. Điều đó đã gây ảnh hưởng hưởng không nhỏ đến sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
2. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG SẮT
2.1 Ưu điểm
Chi phí vận chuyển bằng đường sắt khá cạnh tranh, thấp hơn so với đường bộ. Những ưu điểm khác của phương thức này là độ an toàn, hạn chế rủi ro cao, mức thời gian vận chuyển trung bình, thích hợp với các loại hàng hóa có khối lượng vận chuyển lớn, nhiều, cự ly vận chuyển dài. Ví dụ là các nguyên vật liệu như than, gỗ, hóa chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm…
2.2 Hạn chế
Mặt hạn chế của vận tải đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hỏa chỉ có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia, không thể đến địa điểm bất kì theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu hỏa thường đi đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm. Chính vì thế, mặc dù có giá cước tương đối thấp nhưng đường sắt vẫn ít được áp dụng trong logistics như một phương tiện độc lập mà thường có sự phối hợp với các phương tiện vận chuyển khác.
Ở Việt Nam, thị phần vận chuyển hàng bằng đường sắt khá thấp. Nguyên nhân là do ít tuyến đường, ít điểm đỗ đón trả hàng, chất lượng dịch vụ thấp.
3. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ
3.1 Ưu điểm
Tính cơ động và tiện lợi cao là một trong những ưu điểm lớn của phương thức vận chuyển đường bộ. Do đó, hàng hóa có thể được giao nhận một cách linh hoạt, ở mọi nơi, mọi chỗ. Vì thế đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn thích hợp cho những lô hàng vừa và nhỏ.
3.2 Hạn chế
Tuy nhiên, hình thức vận chuyển này cũng có những nhược điểm. Do vận chuyển đường bộ nên hay phải dừng lại kiểm tra giấy tờ và cân hàng hóa. Bởi vậy tất cả hàng hóa vận chuyển đều phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ. Chi phí vận chuyển cao hơn đường thủy và tàu hỏa. Phải chi trả chi phí cầu đường nhiều.
4. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
4.1 Ưu điểm
Tốc độ nhanh là một trong những ưu điểm lớn của phương thức này, đặc biệt là với những khoảng cách xa. Vì thế nó có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Hình thức vận chuyển bằng đường hàng không mang đến dịch vụ linh hoạt, tính cơ động cao, độ an toàn hàng hóa tốt, do đó thích hợp với những loại hàng hóa mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn. Trong thương mại quốc tế, đường hàng không vận chuyển khoảng 20% giá trị hàng hóa toàn cầu.
4.2 Hạn chế
Chi phí vận chuyển cao chính là một trong những nhược điểm lớn của vận chuyển hàng không. Bên cạnh đó, loại hình này còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hóa và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Hơn nữa, khối lượng hàng hóa còn bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng máy bay. Knowing this, the player can easily movie schedule red rock casino las vegas figure out the win and loss percentages for the particular game.
5. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, tùy vào lượng hàng hóa và thời gian cần hàng hóa mà ta có thể lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với hàng hóa của mình.
Discussion about this post