Vận tải là vấn đề quan trọng trong logistics. Hiện nay, trên thế giới có đa dạng các hình thức vận tải đa phương thức. Trong bài viết này, UTLogs sẽ giới thiệu với bạn một hình thức vận tải chuyên vận chuyển container, đó chính là Transcontinental Bridges – cầu lục địa.
Nội dung bài viết
1. Thông tin chung về Cầu lục địa (Transcontinental Bridges)
1.1 Khái niệm
Cầu lục địa là một phần đất liền (thường là các đoạn ngắn vì vận tải nội địa tốn kém hơn vận tải biển) nối liền với biển. Mô hình này được sử dụng để đảm bảo tính liên tục của một hành trình hàng hải. Đây là thuật ngữ dành riêng cho việc vận chuyển container, giúp giảm thời gian di chuyển cho các hãng tàu.
1.2 Sự hình thành Cầu lục địa
Quãng đường dài gây nên sự khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ hàng hải. Vào thế kỷ 15, thịnh hành các đoạn đường chỉ trên đất liền. Nhưng các tuyến đường hàng hải đến châu Á, cần phải qua một phần đất liền ngắn từ Biển Đỏ đến Địa Trung Hải. Năm 1869, Kênh đào Suez được hoàn thành, thuận tiên hơn cho hành trình đường biển. Tương tự với eo đất Panama được sử dụng như một tuyến đường bộ giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cho đến khi Kênh đào Panama mở cửa vào năm 1914.
Một trong những cầu lục địa đầu tiên được sử dụng vào những năm 1880 bởi Đường sắt Thái Bình Dương của Canada (Canadian Pacific Railway). Mục tiêu là cải thiện thời gian vận chuyển các mặt hàng châu Á có giá trị cao (Lụa, trà,…), đến châu Âu (và cả vùng biển phía đông Hoa Kỳ), sử dụng đường sắt xuyên lục địa của Canada.
Việc thiết lập các cầu lục địa gắn liền với sự phát triển của vận tải đa phương thức. Năm 1979, American Pres President Line (APL) chạy các chuyến tàu tốc hành chuyên dụng TOFC (Trailers On Flat Cars) đầu tiên trên khắp Hoa Kỳ giữa Los Angeles và New York qua Chicago. Năm 1985, APL đã đạt được một cuộc cách mạng với sự ra đời của dịch vụ đường sắt container xếp đôi (COFC; Container trên ô tô phẳng) với sức chứa lên đến 600 TEU (khoảng 300 container 40 feet) trên một đoàn tàu. Các công ty vận tải biển đánh giá cao loại hình dịch vụ này vì việc sử dụng Kênh đào Panama gây ra sự chậm trễ đáng kể.
1.3 Đặc điểm của Cầu lục địa
- Thứ nhất, chỉ cómột vận đơn được phát hành bởi người vận chuyển trên suốt hành trình liên phương thức.
- Thứ hai, hàng hóa được giữ yên trong container trong suốt hành trình.
2. Phân loại Cầu lục địa
2.1 Landbridge
- Mô hình chung: Biển – Đất liền – Biển
- Với mô hình này, phần lục địa giống như cầu nối. Hệ thống đường sắt thường được sử dụng để liên kết giữa cảng 1 và cảng 2.
- Ví dụ: Vận chuyển một container từ Nhật Bản đến châu Âu bằng cách sử dụng North American Landbridge.
- Giả sử cần vận chuyển container từ Kobe (Nhật Bản) sang Hamburg (Đức). Tuyến đường có thể là Kobe đến Los Angeles đến New york rồi đến Hamburg.
2.2 Minibridge
- Mô hình: Biển – Đất liền – Cảng
- Với mô hình này, ta đi từ một cảng đến một cảng khác trên cùng khối lục địa. Đây là một trường hợp đặc biệt của Landbridge.
- Ví dụ: Giả sử cần vận chuyển container từ Mumbai (Ấn Độ) sang Colorado (Mỹ). Tuyến đường có thể là Mumbai đến New York rồi đến Colorado.
2.3 Microbridge
- Mô hình: Biển – Đất liền – Trung tâm công nghiệp, thương mại
- Mô hình này tương tự như Minibrigde, khác ở chỗ nơi đến cuối cùng không phải cảng mà là khu công nghiệp hay trung tâm thương mại trong nội địa (Ví dụ: Chicago,…)
2.4 Reverse microbridge
- Tương tự như Microbridge, điểm khác biệt là cảng vào nằm trên một mặt tiền khác so với tuyến đường biển trực tiếp nhất.
- Giả sử cần chuyển một lô hàng từ các nước Châu Á đến Các nước Bắc Mỹ. Những lô hàng này không đi theo Landbridge ngắn nhất là đến với bờ Tây nước Mỹ. Thay vào đó sẽ chạy qua kênh đào Panama và đến các cảng biển bờ Đông các nước Bắc Mỹ.
Mặc dù mỗi thuật ngữ đều đề cập đến một mô hình dịch vụ vận tải cụ thể, nhưng thuật ngữ Landbridge ngày càng được sử dụng như một thuật ngữ chung để chỉ bất kỳ hình thức vận tải nội địa đường dài hoặc dịch vụ nội địa nào cho phép đi ngang qua một đoạn đường biển.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu thêm về Cầu lục địa nha!
Discussion about this post