Khởi nguồn từ Vũ Hán – Trung Quốc từ cuối năm 2019, đến nay đại dịch COVID-19 đã bùng phát ở hơn 210 quốc gia với diễn biến hết sức phức tạp. Điều đó đã tác động mạnh đến tình hình kinh tế – xã hội nói chung và nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam nói riêng. Xét riêng về khối ngành dịch vụ, COVID-19 đã làm phô bày mắt xích yếu ớt trong chuỗi cung ứng, dẫn đến sự thay đổi mô hình sản xuất của hàng loạt DN. Vậy những thay đổi đó là gì?
1. Sự chuyển mô hình sản xuất just-in-time sang just-in-case
Đối với công tác quản lý hàng tồn kho, về cơ bản sẽ có 2 phương pháp chính: “just-in-time” (JIT) và “just-in-case” (JIC). Tuy nhiên, các chiến lược trong hai mô hình này khá trái ngược lại nhau. Trong khi JIT cố gắng giữ ít hàng tồn kho nhất có thể thì JIC lại dựa vào số lượng hàng tồn kho dự trữ sẵn. Mỗi mô hình đều mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp.
Dưới tác động của đại dịch toàn cầu, trong quản lý hàng tồn kho, các doanh nghiệp đang dần chuyển từ mô hình sản xuất tức thời (just-in-time) sang mô hình sản xuất đề phòng rủi ro (just-in-case). Với tình hình có nhiều bất ổn giữa cung và cầu như hiện nay, thì đây là chiến lược giúp duy trì lượng hàng tồn kho lớn để giảm nguy cơ back order. Việc làm đó sẽ giúp khắc phục những nhược điểm của JIT làm cho việc vận hành doanh nghiệp ít bị gián đoạn hơn trước những diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch COVID-19.
2. Tiến đến số hóa
Về bản chất, chuyển đổi số bao gồm các quá trình, phương thức xử lý thông minh giúp doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng, tùy chỉnh và chuyển đổi sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng năng lực nhân viên qua công nghệ, tạo ra các mô hình kinh doanh mới, phương thức quản lý mới.
Trong tương lai, so với các khu vực khác, châu Á có xu hướng tin rằng số hóa quy trình thương mại và thanh toán sẽ trở nên thông dụng trong 1 – 2 năm nữa. Suốt thời gian qua, dịch COVID-19 đã đẩy các doanh nghiệp vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, tuy nhiên có một điều phải công nhận, công nghệ chính là chiếc phao cứu sinh giúp các doanh nghiệp, và cả nền kinh tế, sống sót trong suốt thời gian kéo dài giãn cách xã hội.
Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans nhận định: “Những công ty nào đã đầu tư và xây dựng chiến lược số hóa từ trước chính là những nơi được thiết lập để có thể nhận diện thách thức thực tế, thích ứng và phát triển trong thế giới biến đổi một cách đáng kể như hiện nay. Chúng ta đang chứng kiến các công ty ở Việt Nam khai thác sức mạnh của công nghệ để đáp ứng kịp thời.”
3. Đánh giá lại chuỗi cung ứng
Ở Việt Nam, ngày 1/8/2020 – cột mốc trọng đại đánh dấu Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực . Điều đó đã mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU. Đồng thời, một yêu cầu quan trọng được đặt ra là phải thiết kế lại chuỗi cung ứng để thỏa mãn những quy định từ EU và tận dụng hết cơ hội mà Hiệp định thương mại này đem lại. prix cachet viagra
Mặt khác, dịch COVID-19 cũng chính là một lời cảnh báo cho các doanh nghiệp về việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và tránh sự phụ thuộc vào một thị trường cụ thể điển hình là Trung Quốc…
Theo kết quả khảo sát Navigator, 54% các doanh nghiệp châu Á nói rằng họ sẽ tăng tính minh bạch và khả năng truy xuất trong chuỗi cung ứng của mình. Trong khi đó, hơn 1/3 các công ty châu Á sẽ đánh giá lại các đối tác cung ứng nhằm đảm bảo họ có đủ khả năng đương đầu những thách thức trong tương lai.
Châu Á | Các khu vực khác trên thế giới | |
Tăng tính minh bạch và khả năng truy xuất | 54% | 22% |
Đánh giá lại các đối tác cung ứng | 37% | 25% |
Nguồn: Internet
Người viết: Tường Vy
Discussion about this post