Một phân xưởng hay nhà máy nếu muốn hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả thì chắc hẳn cần phải có sự bố trí phân xưởng phải thật hợp lý và khoa học. Do đó tầm quan trọng của việc bố khoa học là điều không thể chối cãi. Vậy ngay bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem đâu là các cách bố trí các tiện ích trong vận hành và sản xuất.
1. Bố trí theo sản phẩm (Product layout)
Bố trí theo sản phẩm là cách bố trí các hoạt động sản xuất được tiêu chuẩn hóa để đạt được dây chuyền sản xuất liên tục, nhanh và năng suất cao.
Việc bố trí theo sản phẩm sẽ mang các đặc điểm sau đây:
- Công việc được chia ra nhiều nhiệm vụ được tiêu chuẩn hóa cho phép
- chuyên môn hóa lao động và trang thiết bị sản xuất.
- Mỗi nhiệm vụ được cung cấp các trang thiết bị, vật liệu và lao động tương
- ứng. Ứng với các nhiệm vụ, nhân công, vật liệu và công cụ sản xuất là một
- trạm làm việc (work station).
- Các trạm làm việc được sắp xếp theo dòng tương ứng với thứ tự gia công
- hoặc trình tự lắp ráp.
- Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng trình tự sản xuất từ khâu bắt đầu đến khâu
- kết thúc.
- Các sản phẩm chuyển sang trạm làm việc tiếp theo từng chiếc một.
2. Bố trí theo quá trình (Process layout)
Bố trí theo quá trình là cách sắp xếp làm việc theo nhóm. Trong đó tập trung các máy móc thiết bị và công nhân có chức năng, nghề nghiệp như nhau nhằm sản xuất những loại sản phẩm hoặc dịch vụ với những yêu cầu sản xuất khác nhau.
Việc bố trí theo quá trình sẽ mang các đặc điểm sau đây:
- Được phân chia thành các phòng ban, bộ phận hoặc nhóm chức năng mà ở mỗi
bộ phận như thế, các công việc giống nhau được thực hiện.
- Sử dụng các thiết bị sản xuất đa năng để có thể thực hiện các yêu cầu sản xuất
khác nhau.
- Những chi tiết cần gia công thường được đưa vào các bộ phận này theo số lượng
lớn, theo yêu cầu của kỹ thuật gia công.
- Những chi tiết cần gia công có thể cần những quy trình sản xuất khác nhau, thứ
tự công việc không giống nhau.
- Những thiết bị vận chuyển tự do được sử dụng để vận chuyển chi tiết từ bộ phận
này sang bộ phận khác.
3. Bố trí theo vị trí cố định (Fixed-Position layout)
Bố trí theo vị trí cố định là cách bố trí trong đó đối tượng cần sản xuất luôn ở một vị trí cố định và công nhân, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, trang thiết bị sản xuất được di chuyển đến nơi làm việc.
- Đối tượng cần sản xuất khó hoặc không thể di chuyển đi nơi khác.
- Yêu cầu cao về tính toán thời gian chuyển phương tiện sản xuất đến công
trường.
- Công tác quản trị khó khăn hơn các loại hình thức bố trí khác.
Ngoài ra còn các hình thức bố trí khác:
- Bố trí hỗn hợp (Combination layout).
- Bố trí theo tổ hợp sản xuất (Cellular layout).
4. Thiết kế bố trí theo sản phẩm (Line balancing)
Line balancing là quá trình gán các nhiệm vụ vào trạm làm việc sao cho các trạm làm việc đó có thời gian làm việc gần bằng nhau.
* Mục tiêu chính:
Làm giảm tới mức tối đa thời gian chờ trong dây chuyền nhằm đảm bảo sự đồng bộ nhịp nhàng của luồng công việc, tận dụng tốt lao động và trang thiết bị sản xuất.
* Cơ sở thực hiện:
– Precedence diagram (Biểu đồ ưu tiên): Precedence diagram là biểu đồ thể hiện các nhiệm vụ thành phần và yêu cầu trình tự thực hiện các nhiệm vụ đó.
* Quy trình được sử dụng trong cân bằng dây chuyền:
- Xác định Cycle time và số lượng trạm làm việc nhỏ nhất.
- Gán các công việc cho các trạm làm việc với trật tự từ trái qua phải theo
- Precedence Diagram, bắt đầu từ Trạm làm việc thứ 1.
- Trước khi thực hiện gán, xác định xem “task” nào là “eligible” bằng cách dùng
- điều kiện sau:
➢ Tất cả các “task” trước đó đều được gán
➢ Thời gian của “task” không được vượt quá thời gian còn lại (Time
remaining) tại trạm làm việc đó.
- Sau khi gán “task” vào trạm làm việc, xác định thời gian còn lại tại trạm làm
- việc đó bằng cách lấy thời gian còn lại trước đó trừ cho “task” vừa được gán.
- Lập lại cho đến khi tất cả các “task” đều được gán.
- Tính toán các chỉ số đo lường (balance delay, hiệu quả dây chuyền) cho các phép
- gán vừa thực hiện, vẽ sơ đồ các trạm làm việc.
5. Thiết kế bố trí theo tiến trình (Designing Process layout).
* Mục tiêu chính:
Giảm thiểu chi phí vận chuyển qua lại các “department”, khoảng cách hoặcthời gian
* Cơ sở thực hiện:
Việc thiết kế bố trí theo tiến trình cần có những thông tin sau:
- Danh sách các “department” cần được bố trí, cùng kích cỡ của chúng cũng
như kích cỡ nhà xưởng.
- Luồng công việc dự kiến trong tương lai.
- Khoảng cách giữa các vị trí và chi phí cho một đơn vị khoảng cách để vận
chuyển qua lại giữa các vị trí.
- Tổng vốn đầu tư dành cho bố trí sản xuất.
- Những vấn đề cần xem xét đặc biệt.
- * Quy trình thiết kế bố trí theo tiến trình (Closeness rating):
- Lập danh sách các cặp “department” được đánh dấu “A” và “X” (hoặc bất kỳ
- dấu nào cần quan tâm).
- Tạo một cụm (cluster) của nhóm A, tâm của cụm là “department” xuất hiện
- nhiều nhất trong nhóm A.
- Thêm các “department” còn lại vào cụm trên theo trật tự từ trên xuống trong
- nhóm A. Nếu không có liên kết gì với cụm trên thì hình thành cụm mới.
- Làm tương tự cho nhóm X.
- Dựa vào các đồ thị cụm ở nhóm A và đồ thị cụm nhóm X, bố trí các
- “department” thích hợp.
Discussion about this post