UTlogs Club
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Logistics

Đâu là sự khác biệt giữa mô hình D2C và B2C?

Nguyễn Huytác giảNguyễn Huy
26/11/2021
trongLogistics
0
Đâu là sự khác biệt giữa mô hình D2C và B2C?
0
SHARES
533
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sự phát triển của các nền tảng thương mại điện đã dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình phân phối sản phẩm. Trong số đó, nổi bật nhất có thể kể đến một số xu hướng như B2C, B2B, D2C…. Đặc biệt, sự tương đồng về hoạt động giữa mô hình B2C và D2C đôi khi tạo nên nhầm lẫn. Vậy, chúng ta phân biệt hai mô hình này như thế nào? Hãy cùng UTLogs chúng mình tìm hiểu nhé.

Nội dung bài viết

  • I. Tìm hiểu về B2C và D2C
    • 1. Thế nào là B2C?
    • 2. Thế nào là D2C?
  • II. Đâu là sự khác biệt giữa D2C và B2C?
    • 1. Sự khác biệt cơ bản
    • 2. Ví dụ điển hình

I. Tìm hiểu về B2C và D2C

1. Thế nào là B2C?

B2C (Business to customer) là thuật ngữ dùng để chỉ giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng có thể được gọi là các doanh nghiệp B2C.

B2C theo truyền thống được gọi là mua sắm tại các trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng… Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Internet đã tạo ra một kênh kinh doanh B2C hoàn toàn mới. Đó là hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet (Business to consumer).

2. Thế nào là D2C?

D2C (Direct to customer) – bán hàng trực tiếp được hiểu là hoạt động bán sản phẩm, dịch vụ từ người bán đến thẳng người tiêu dùng (qua websie, cửa hàng chính hãng) mà không cần quảng cáo qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý, hàng bán lẻ…

Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị khách hàng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Mô hình D2C linh động hơn rất nhiều những cách làm marketing khác trong việc định hướng thông điệp. Ngoài ra nó còn giúp tối ưu chi phí và tất cả những đặc quyền khi tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Trong đó bao gồm cả cơ hội cá nhân hoá thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

II. Đâu là sự khác biệt giữa D2C và B2C?

1. Sự khác biệt cơ bản

Một số chuyên gia cho rằng một số loại hình B2C có thể bao gồm cả D2C. Mô hình B2C đề cập đến việc bất kì công ty nào (từ nhà bản lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà phân phối….) cũng đều có thể phân phối cùng loại sản phẩm đến khách hàng. Một doanh nghiệp B2C có thể là nhà phân phối lớn, hoặc nhà sản xuất bán hàng bằng hình thức D2C. Tuy nhiên, D2C không bao gồm các kênh phân phối gián tiếp thông qua các nhà bán lẻ hay các siêu thị… Doanh nghiệp sẽ trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng thông qua Website của công ty họ hoặc các cửa hàng của công ty.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường bán hàng của họ theo 2 cách. Một là theo mô hình B2B (Business to business), doanh nghiệp phân phối sản phẩm đến nhà bán lẻ B2C. Hai là mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ bán trực tiếp sản phẩm đến khách hàng. Hình thức D2C thường diễn ra online, mặt khác một số doanh nghiệp vẫn có những cửa hàng bán lẻ.

2. Ví dụ điển hình

Hãy cùng chúng mình nhìn vào 2 ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn những điểm khác biệt giữa D2C và B2C nhé.

Hãy thử nghĩ về ngành công nghiệp của nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Các thương hiệu như Coca-Cola thường bán sỉ các sản phẩm của họ cho thương nhân hay các nhà bán lẻ. Để mua 1 chai Coca-Cola, người tiêu dùng không cần gọi cho Coca-Cola hoặc lên Website của họ để mua. Họ chỉ cần đi đến cửa hàng bách hóa hoặc các cửa hàng tiện lợi, siêu thị… Coca-Cola có thể xem là 1 công ty theo mô hình B2C, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, họ không phải là 1 mô hình D2C, bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Mặt khác, các nhà bán lẻ lại đang bán trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng.

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc, hãy cùng chúng mình tìm hiểu thêm trong ví dụ sau nhé. Nike là một thương hiệu tương tự Coca-Cola. Nike bán các sản phẩm của họ thông qua các cửa hàng, nhà bán lẻ…tương tự như Coca-Cola. Như vậy, Nike đã triển khai mô hình B2C. Tuy nhiên, Nike cũng đồng thời bán sản phẩm của họ trực tiếp đến khách hàng. Người tiêu dùng vẫn có thể lên website của Nike và chọn những sản phẩm mà họ ưng ý. Trong trường hợp này, Nike có thể ví như 1 doanh nghiệp theo mô hình D2C. Kể từ sự bùng nổ của đại dịch Covid, nhiều công ty B2C đã chuyển sang mô hình công ty D2C, họ vừa phân phối sản phẩm cho các đối tác bán lẻ, siêu thị…, đồng thời cũng mở rộng sang mô hình D2C.

 

 

 

Advertisement Banner
Bài viết trước

Thế nào là chênh lệch hàng tồn kho và những giải pháp

Bài viết tiếp theo

Marketing trong ngành Logistics và chiến lược phát triển.

Nguyễn Huy

Nguyễn Huy

Related Posts

Logistics

Cầu lục địa – Transcontinental Bridges và những điều bạn cần biết

03/12/2022
Câu hỏi thường gặp

5 Phương thức Thanh toán Quốc tế trong Xuất Nhập Khẩu

12/08/2022
Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?
Câu hỏi thường gặp

Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?

10/08/2022
Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng
Logistics

Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT
Kiến thức quanh ta

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT

28/07/2022
Kiến thức quanh ta

Một số loại vận đơn thường gặp

29/07/2022
Bài viết tiếp theo
Marketing trong ngành Logistics và chiến lược phát triển.

Marketing trong ngành Logistics và chiến lược phát triển.

Discussion about this post

Categories

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cuộc thi
  • E-commerce
  • Giới thiệu
  • Kho hàng
  • Kiến thức quanh ta
  • Logistics
  • Nghề nghiệp
  • Phân phối
  • Phương thức thanh toán
  • Quy tắc giá trị gia tăng trong Logistics
  • Ra trường làm gì?
  • Sự kiện
  • Supply chain
  • Tài liệu học tập
  • Tuyển dụng
  • UTLogs Club

Tags

big dataBáo cáo Logistics Việt Nam 2018Chuỗi cung ứngCovid 19Cross docking là gìcâu lạc bộ UTLogsE-commerceecommercefieldtripgiao hàng chặng cuốiGiá trị gia tăngGiá trị gia tăng kho hàngHondaVietNamHoạt độnghàng tồn khoHọc thuậtincotermskho hàngKiến thứclast mile deliverylazadaexpressLogisticslogistics Việt NamNgành Logistics ra trường làm gìPhân loại rackingQuy tắc giá trị gia tăng trong Logisticsquản lý kho hàngquản trị kho hàngRackingRacking là gìsmartlogSupply chainSupply Chain BookTechnologytham quanThương mại điện tửthực tập sinhTIN TỨCtiếng anh chuyên ngànhTMĐTTrung tâm phân phốiTuyển thành viênviệc làm logisticsVận chuyển trong logisticswarehouse

© 2019 Developed by UTLogs Club

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu