UTlogs Club
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Logistics

Đâu là tiềm năng của bạn trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu?

Nguyễn Huytác giảNguyễn Huy
06/07/2022
trongLogistics
0
Đâu là tiềm năng của bạn trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
0
SHARES
439
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn đang cảm thấy mất định hướng với ngành học Logistics? Khối lượng kiến thức trên trường trải dài ở các mảng khác nhau. Nhưng các công ty đều yêu cầu phải có 1-2 năm kinh nghiệm cho các vị trí cụ thể. Vậy 1 sinh viên mới ra trường với kinh nghiệm hầu như không có. Khi nhà tuyển dụng hỏi về vị trí công việc mình lựa chọn, bạn sẽ trả lời như thế nào? Hãy cũng UTLogs chúng mình tìm hiểu về một số vị trí cơ bản trong 1 công ty dịch vụ Forwarder (công ty giao nhận) nhé.

Nội dung bài viết

  • Bạn có biết?
  • Các vị trí
    • 1. Chuyên viên chăm sóc khách hàng (Customer service)
    • 2. Nhân viên khai báo hệ thống điện tử hải quan
    • 3. Nhân viên chứng từ
    • 4. Sales Forwarder
    • 5. Nhân viên hiện trường (Operation Staff)
  • Kết luận

Nội dung bài viết

  • Bạn có biết?
  • Các vị trí
    • 1. Chuyên viên chăm sóc khách hàng (Customer service)
    • 2. Nhân viên khai báo hệ thống điện tử hải quan
    • 3. Nhân viên chứng từ
    • 4. Sales Forwarder
    • 5. Nhân viên hiện trường (Operation Staff)
  • Kết luận

Bạn có biết?

Các vị trí trong ngành Logistics rất đa dạng. Các vị trí có thể trải dài từ mảng kho vận, vận tải đến các vị trí như thiết kế kho, phân tích dữ liệu… Tuy nhiên, một công ty Logistics điển hình sẽ có 5 vị trí cơ bản. Đó là những vị trí nào ? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

Các vị trí

1. Chuyên viên chăm sóc khách hàng (Customer service)

Ắt hẳn bạn đã không còn quá xa lạ với vị trí chuyên viên chăm sóc khách hàng (Customer Service). Họ còn được ví von với cái tên “CS”. Chuyên viên chăm sóc khách hàng trong 1 số doanh nghiệp Logistics không chỉ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn là bên trung gian hỗ trợ các phòng ban trong công ty.

Điển hình, trong một số doanh nghiệp, 1 “CS” chuyên nghiệp có thể hỗ trợ nhân viên sales trong việc liên hệ với các nhà vận tải, dịch vụ vận chuyển để báo giá. Ngoài ra vừa có thể hợp tác cùng các bộ phận chuyên môn đưa ra các phương án vận tải cho khách hàng.

2. Nhân viên khai báo hệ thống điện tử hải quan

office365 bản quyền

Để tiết kiêm thời gian, các chứng từ giấy tờ khi muốn thông quan ngày nay cần phải được khai báo thông qua hệ thống điện tử của hải quan. Một số hệ thống có thể kể đến như ECUS, VNACCS….Nhân viên khai báo hệ thống điện tử hải quan thường sẽ làm việc cùng nhân viên chứng từ. Sự hợp tác này nhằm để có thể nắm chắc rằng các thông tin đều được thông suốt và chính xác, tránh những sai sót.

3. Nhân viên chứng từ

Nhân viên chứng từ sẽ đảm nhận công việc về các thủ tục, giấy tờ xuất/ nhập khẩu của 1 lô hàng. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo các giấy tờ của 1 lô hàng đúng thông tin, chính xác. Một số giấy tờ có thể kể đến như giấy phép kiểm dịch, chứng từ hàng hóa, tờ khai hãng tàu…. The player can also play online casino games https://clickmiamibeach.com/ using his Android phone or with a desktop.

4. Sales Forwarder

Nhân viên sales forwarder trong 1 công ty sẽ là những người tiên phong trong việc tìm kiếm khách hàng. Họ đảm nhiệm giới thiệu về các dịch vụ, nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Khách có nhu cầu vận chuyển một lô hàng từ cảng Cát Lái sang cảng Rotterdam, khách cần những dịch vụ vận tải gì, chứng từ, thủ tục hải quan, nên đặt chỗ với hãng tàu như thế nào? Nắm bắt được những nhu cầu đó, sales fowarder sẽ giới thiệu đến bạn các dịch vụ của họ. Từ đó đảm bảo các dịch vụ trọn vẹn theo nhu cầu khách hàng.

5. Nhân viên hiện trường (Operation Staff)

Nhắc đến Logistics, ắt hẳn bạn đã 1 lần được nghe về cụm từ “dân Ops”. Nhân viên hiện trường sẽ là người trung gian trong việc liên kết hàng hóa khách hàng với các đơn vị vận tải, các hãng tàu. Các công việc thường thấy của nhân viên hiện trường có thể kể đến như làm thu gom, các đơn hàng nhỏ lẻ thành các đơn hàng lớn, làm thủ tục hải quan xuất nhập container tại cảng,… Bởi tính chất phức tạp của các thủ tục, giấy tờ, các nhân viên hiện trường với kiến thức cũng như kinh nghiệm sẽ giúp giải quyết các thủ tục nhanh chóng, vận chuyển, giao nhận hàng đúng tiến độ, kế hoạch.

Kết luận

Trên đây là các vị trí cơ bản mà bạn sẽ gặp trong bất kì một doanh nghiệp Logistics nào. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp với các quy mô lớn hơn sẽ có các đơn vị chuyên dụng khác. Trong đó có thể kể đến như chuyên viên lên kế hoạch vận tải, thiết kế giải pháp logistics…. Điều đó sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Logistics với quy mô vừa và nhỏ chiếm thị phần lớn. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đều điều hành và hoạt động với 5 vị trí cơ bản trên. Vậy, bạn muốn đảm nhiệm vị trí nào trong những công việc trên ? Hãy cùng đón xem những chương trình tiếp theo của UTLogs để hiểu sâu hơn về các yêu cầu công việc mà bạn cho là phù hợp với mình nhất nhé.

 

Advertisement Banner
Bài viết trước

Các mặt hàng thực phẩm và dược phẩm đã được bảo quản như thế nào?

Bài viết tiếp theo

Crowdsourcing – nơi kết nối mọi người trong mùa dịch

Nguyễn Huy

Nguyễn Huy

Related Posts

Logistics

Cầu lục địa – Transcontinental Bridges và những điều bạn cần biết

03/12/2022
Câu hỏi thường gặp

5 Phương thức Thanh toán Quốc tế trong Xuất Nhập Khẩu

12/08/2022
Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?
Câu hỏi thường gặp

Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?

10/08/2022
Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng
Logistics

Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT
Kiến thức quanh ta

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT

28/07/2022
Kiến thức quanh ta

Một số loại vận đơn thường gặp

29/07/2022
Bài viết tiếp theo
Crowdsourcing – nơi kết nối mọi người trong mùa dịch

Crowdsourcing - nơi kết nối mọi người trong mùa dịch

Discussion about this post

Categories

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cuộc thi
  • E-commerce
  • Giới thiệu
  • Kho hàng
  • Kiến thức quanh ta
  • Logistics
  • Nghề nghiệp
  • Phân phối
  • Phương thức thanh toán
  • Quy tắc giá trị gia tăng trong Logistics
  • Ra trường làm gì?
  • Sự kiện
  • Supply chain
  • Tài liệu học tập
  • Tuyển dụng
  • UTLogs Club

Tags

big dataBáo cáo Logistics Việt Nam 2018Chuỗi cung ứngCovid 19Cross docking là gìcâu lạc bộ UTLogsE-commerceecommercefieldtripgiao hàng chặng cuốiGiá trị gia tăngGiá trị gia tăng kho hàngHondaVietNamHoạt độnghàng tồn khoHọc thuậtincotermskho hàngKiến thứclast mile deliverylazadaexpressLogisticslogistics Việt NamNgành Logistics ra trường làm gìPhân loại rackingQuy tắc giá trị gia tăng trong Logisticsquản lý kho hàngquản trị kho hàngRackingRacking là gìsmartlogSupply chainSupply Chain BookTechnologytham quanThương mại điện tửthực tập sinhTIN TỨCtiếng anh chuyên ngànhTMĐTTrung tâm phân phốiTuyển thành viênviệc làm logisticsVận chuyển trong logisticswarehouse

© 2019 Developed by UTLogs Club

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu