Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Dịch Covid 19 có thể thúc đẩy doanh số thương mại điện tử của Mỹ năm 2020
Trong tình trạng dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở Mỹ, có thể thấy được nhiều dấu hiệu trong việc thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. Mối lo ngại dịch bệnh dẫn đến việc hạn chế tụ tập nơi đông người, cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) tăng doanh số trong vòng vài tháng tới.
Trong bài viết này, UTLogs sẽ mang đến bạn đọc góc nhìn mới về tác động của dịch bệnh lên hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
1. Người tiêu dùng chuyển dần sang mua sắm trực tuyến thay vì hình thức truyền thống
Những thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng
Khi người tiêu dùng quen dần với các ứng dụng mua sắm trực tuyến, họ cũng thay đổi hành vi mua sắm về lâu dài. Những thói quen của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi công nghệ và những nhân tố về kinh tế và xã hội. Ba vấn đề nêu trên hiển nhiên đều chịu tác động rất lớn từ dịch viêm hô hấp cấp của chủng mới vi rút Corona. doliprane coca viagra
Những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng phụ thuộc rõ ràng vào những dịp giảm giá. Doanh số của các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến tăng mạnh qua các giai đoạn này: tăng 2-3% so với thông thường. Điều này mang đến những tác động về lâu dài. Khi những khách hàng mua sắm trực tuyến trong dịp lễ đã bắt đầu quen dần với hình thức này, họ có xu hướng tiếp tục hành vi này và dẫn đến doanh số bán hàng vẫn tiếp tục tăng sau những dịp đó.
Doanh số tăng nhờ sự thay đổi hành vi tiêu dùng
Ông Andrew Lipsman, một chuyên viên phân tích trong lĩnh vực marketing trực tuyến, chỉ ra rằng: “ Trong suốt kì nghỉ, khách hàng mua sắm một cách tập trung hơn, họ dành nhiều thời gian mua sắm trực tuyến và từng bước quen dần với hoạt động này, đồng nghĩa với việc họ có thể sẽ không tiếp tục mua sắm truyền thống. Chúng ta có thể thấy những biểu hiện tương tự tiếp tục rõ ràng hơn vào những tháng sau đó.”
Trong cuộc kêu gọi đầu tư gần đây của Target, công ty này đã bàn luận về việc tạo ra một cách mua sắm tiện lợi cho khách hàng. Bằng việc lấy hàng, chuyên chở và giao hàng trong ngày, họ đã thay đổi thói quen của những người mua sắm và khiến sự tin tưởng và trung thành của khách hàng tăng lên.
Tỷ lệ phần trăm của việc bán hàng trực tuyến của các mặt hàng thì khác nhau: Hàng điện tử là 42.7%, may mặc chiếm 28.9% và thực phẩm đồ uống là 3.2%.
Việc khách hàng ở nhà nhiều hơn bình thường trong tình trạng dịch bệnh có thể đẩy doanh số thương mại điện tử tăng cao đối với một số mặt hàng, đặc biệt là hàng bách hóa. Amazone Prime có thể gia tăng đáng kể lượng khách hàng, khi nhiều sản phẩm rơi vào mục nhu cầu thiết yếu của khách hàng trong giai đoạn này. Việc bán những món hàng này sẽ tạo nên thúc đẩy doanh số ngắn hạn. Khi người mua hàng đã có tài khoản trực tuyến, sẽ có nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục mua sắm tương tự trong tương lai.
2. Tác động cụ thể của dịch Corona đến thị trường thương mại điện tử
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ trong giai đoạn bệnh dịch
Theo ông Lipsman, các danh mục có thể thu được doanh số cao hơn trong thời gian này là sách và các nội dung video phát trực tuyến. Trong khi đó, có thể thấy sự sụt giảm mạnh trong mục giải trí và dịch vụ nhà hàng. Tại Ý, nơi bùng phát dịch bệnh đã được xác định rộng rãi, người dân địa phương dành thời gian ở nhà nhiều hơn và du lịch giảm mạnh. Theo báo cáo của WSJ, các nhà hàng có thể giảm 20% doanh số đến hết tháng tư trên toàn quốc. Du lịch, thời trang và xa xỉ phẩm sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự giảm sút tiêu dùng kéo dài tại nước này.
Amazon có thể có sự gia tăng doanh số dựa trên nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm tiện dụng có sẵn trên sàn. Trong khi đó các thương hiệu xa xỉ có thể trải qua sự suy giảm ngắn hạn như đã thấy ở thị trường Trung Quốc. Diễn đàn kinh tế thế giới đưa tin “Sự gián đoạn về vận chuyển, đi lại cũng như gián đoạn công việc đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong tiêu dùng của Trung Quốc, tác động không nhỏ các công ty đa quốc gia trong một số lĩnh vực bao gồm hàng không, giáo dục ở nước ngoài, cơ sở hạ tầng, du lịch, giải trí, điện tử, hàng tiêu dùng và hàng xa xỉ.”

Tiêu dùng cho danh mục sức khỏe và sắc đẹp có xu hưởng giảm xuống, khi khách hàng tập trung tiêu thụ các sản phẩm hàng tạp hóa và tiêu dùng để đảm bảo dự trự đầy đủ nhu yếu phẩm trong thời gian dịch bệnh.
Với tình hình dịch bệnh tại Mỹ, một số tình trạng thiếu sản phẩm đã trở nên rõ ràng. Ví dụ: nhiều nhà thuốc, bao gồm ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới, đã cháy hàng đối sản phẩm thuốc khử trùng tay. Điều nay khiến khách hàng phải tìm kiếm trực tuyến các sản phẩm này, và một lần nữa thay đổi hành vi mua sắm của các khách hàng chưa từng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến.
Tác động của dịch bệnh đến doanh số bán hàng của TMĐT trong 2020
Trong năm 2020, Thương mại điện tử được dự kiến sẽ chiếm 12% doanh số bán lẻ. Tuy nhiên, sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng trong quý đầu năm nay do dịch Corona sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các quý sau trong năm 2020 và tác động mạnh mẽ đến doanh số bán hàng trong các dịp giảm giá sau này. Khi người tiêu dùng trở nên thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến và quen dần với công nghệ, các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến có thể đạt được doanh thu cao hơn dự kiến.
Nguồn tham khảo: Forbes
Discussion about this post