Nội dung bài viết
1. E-Logistics là gì?
- E-Logistics là việc quản lý các hoạt động về hàng hóa và dịch vụ của một tổ chức trên nền tảng trực tuyến. E-Logistics được ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy sự thích nghi của các hệ thống logistics truyền thống cho hoạt động trực tuyến.
- E-Logistics là một hoạt động thiết yếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Với nhiều đặc điểm triển khai và quy định cụ thể để thật sự phát huy hết các lợi ích từ sự bùng nổ của Cách mạng công nghệ 4.0. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp tránh được các tổn thất do quản lý không tối ưu.
- E-Logistics đảm nhận các công việc khác nhau của chuỗi cung ứng. Nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng. Bao gồm nhiều hoạt động như: soạn hàng, đóng gói, vận chuyển, thu tiền hộ, quản lý trả hàng,…
2. Các lợi ích của E-Logistic mang lại cho doanh nghiệp và khách hàng.
- Hàng hóa trên thị trường có độ phân tán cao cùng quy mô chưa lớn. Cùng với tần suất mua lớn và các mặt hàng đa dạng. Khách hàng thường yêu cầu nhà cung ứng giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi.
- Các dòng di chuyển hàng hóa sẽ ngày càng mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp. Nên các hoạt động về E-Logistics sẽ có những khác biệt rất lớn với so với Logistics truyền thống. Nếu không được tổ chức có kế hoạch thì hiệu quả của loại mô hình này sẽ giảm đi đáng kể.
- E-Logistics có nhiều lợi ích của phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp. Do đó khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch. Thông qua các thiết bị công nghệ có khả năng truy cập vào mạng lưới Internet.
- Qua đó giúp nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời tạo ưu đãi về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho và phân phối ở mức chi phí thấp hơn.
3. Các vấn đề liên quan trực tiếp đến E-Logistics.
3.1. Quản lí kho hàng:
- Các hoạt động liên quan đến việc quản lí và lưu trữ hàng hóa. Cần đảm bảo độ chính xác cao, linh hoạt, trong trường hợp áp dụng các loại máy móc, thiết bị tự động và sử dụng các phần mềm quản lí kho.
- Nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn dán nhãn, mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục hàng để đảm bảo về thời gian lẫn tốc độ.
3.2. Chuẩn bị đơn hàng:
Việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu chuẩn bị đơn hàng. Là việc vô cùng quan trọng vì chính điều này sẽ cho phép tăng năng suất chuỗi cung ứng, nâng cao được độ chính xác. Giảm được thời gian chờ đợi của khách hàng đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả bán hàng.
3.3. Giao hàng:
- Hoạt động giao hàng bao gồm các công việc là điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho khách hàng, cập nhật thông tin đến khách hàng. Các dịch vụ bán lẻ B2C có thể tiến hành hoạt động giao hàng.
- Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn và thiếu năng lực. Họ thường phải thuê các dịch vụ giao nhận từ công ty Logistics bên thứ 3.
- Nhà bán lẻ B2C thường sử lựa chọn các phương thức giao hàng khác nhau. Chính những phương thức này sẽ quyết định được số lượng dịch vụ Logistics. Các mức độ tham gia ít hay nhiều vào các giao dịch liên quan đến E-Logistics.
3.4. Giao hàng tại kho của người bán:
- Hình thức mua hàng online, khách đến lấy tại cửa hàng. Là khách hàng sẽ đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng.
- Phương thức trên được coi là phương thức sơ khai nhất của lĩnh vực này. Bởi vì chưa thật sự thuận tiện cho khách hàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp có khả năng cung ứng dịch vụ Logistics vẫn có thể sử dụng được.
3.5. Giao hàng chặng cuối:
- Với xu hướng mua hàng online hiện nay, giao hàng tận nhà là một dịch vụ cho phép hàng hóa được giao đến vị trí. Mà khách hàng yêu cầu, tạo được những trải nghiệm tốt nhất khi mua hàng cho khách hàng. Nhưng đồng thời lại làm tăng chi phí và nguồn nhân lực Logistics một cách đáng kể.
- Nhà bán lẻ B2C lúc này sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng. Trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận thì rất khó để thực hiện.
3.6. Dropshipping:
- Là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển, là mô hình rất tối ưu. Cho phép các doanh nghiệp mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của họ.
- Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản chỉ là hợp tác với nhà cung cấp có khả năng vận chuyển. Liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán. Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng. Đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện. Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp. Từ nhà kho của họ tới khách hàng của các doanh nghiệp. Và ngay lúc này các doanh nghiệp chỉ cần trả phí vận chuyển cho đơn hàng.
- Lợi ích của dropshipping đó chính là không cần nhiều vốn, không tồn kho, quay vòng vốn nhanh, không có áp lực về thời gian. Đặc biệt nó phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng. Vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực Logistics của nhà cung ứng.
4. Xu hướng phát triển E-Logistics tại Việt Nam.
4.1. Về phía Nhà nước:
- Nhà nước cần tiếp tục xúc tiến nhanh việc cải cách các thủ tục hành chính đơn giản. Những thủ tục, hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động Logistics và E-Logistics. Nhất là công việc khai thông tin và số hóa các thủ tục hành chính. Nhà nước cần tạo môi trường E-Logistics thuận lợi, cắt giảm được nhiều chi phí ẩn cho doanh nghiệp.
- Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp tục tạo hành lang pháp lý hỗ trợ. Khuyến khích doanh nghiệp E-Logistics ứng dụng công nghệ thông tin để giảm giá dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
- Cần có chính sách đầu tư, ưu đãi về thuế, lãi vay để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh lĩnh vực E-Logistics một cách triệt để. Đồng thời giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện tham gia vào thị trường.
- Nhà nước cùng phối hợp với Hiệp hội Logistics để xây dựng các trung tâm E-Logistics. Để kết nối hiệu quả với các hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước và khu vực, tạo thành những con đường vận tải hàng hóa thuận lợi, hiệu quả cao.
- Lĩnh vực E-Logistics ở Việt Nam còn khá mới, đòi hỏi nhiều kỹ năng, nên nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu rất hạn chế. Vì lẽ đó, Nhà nước cần định hướng các trường đại học, cao đẳng, phối hợp với các Hiệp hội, các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu, chất lượng cao để có thể vận hành tốt hệ thống E-Logistics.
4.2. Về phía các Hiệp hội trong ngành hậu cần Logistics:
Tiếp tục phát huy vai trò trong việc xây dựng chính sách, chiến lược vĩ mô một cách phù hợp. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các khó khăn, vướng mắc cũng như tích cực quảng bá, giới thiệu thông qua các hội chợ, triển lãm, thúc đẩy hợp tác liên kết giữa các ngành nghề, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các Hiệp hội cũng nên thường xuyên tổ chức những hội thảo, tọa đàm để có thể trao đổi kinh nghiệm. Cũng như chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics cho các doanh nghiệp.
Discussion about this post