Những cơ hội từ EVFTA cho các doang nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam là vô cùng lớn. Vậy ai là người được hưởng lợi nhiều nhất, những khó khăn nào đang chờ doanh nghiệp Việt ở phía trước, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ thay đổi ra sao khi hiệp định chính thức có hiệu lực. Cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng UTLogs nhé.
Nội dung bài viết
- Những mốc thời gian quan trọng
- Tiềm năng và tầm quan trọng của thị trường Liên minh Châu Âu EU
- Những trụ cột chính trong hiệp định thương mại tự do EVFTA
- Một hiệp định toàn diện với việc bao phủ toàn nền kinh tế. Vậy doanh nghiệp và người dân sẽ có lợi như thế nào từ hiệp định này?
- Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu đi EU
- Cơ cấu hàng hóa EU xuất khẩu sang Việt Nam
Nội dung bài viết
Những mốc thời gian quan trọng
- Năm 2010, Thủ tướng chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Liên minh Châu Âu đồng ý chủ trương đàm phán hiệp định thương mại tự do .
- Năm 2012, khởi động đàm phàn và phải 3 năm sau đó, năm 2015 đàm phán mới kết thúc.
- Năm 2017, EU đề nghị tách thành hai hiệp định đó là EVFTA và IPA. Ngày 25/06/2019, hội đồng Châu Âu phê duyệt.
- Ngày 30/06/2019, dự kiến hai hiệp định sẽ chính thức được kí kết tại Hà Nội.
Gần 9 năm đàm phán, với gần 99% thuế hải quan được xóa bỏ, một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Vậy làm thế nào để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tận dụng những thời cơ từ EVFTA.
Tiềm năng và tầm quan trọng của thị trường Liên minh Châu Âu EU
- EU có 500 triệu dân, GDP trên 15000 tỷ USD, chiếm 1/5 GDP của toàn cầu
- Thương mại song phương giữa Việt Nam và EU đã tăng hơn 20 lần trong hai thập kỉ qua với giá trị thương mại mỗi năm đạt trên 50 tỉ EURO
- EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam
EVFTA sẽ loại bỏ 99% thuế hải quan cho hàng Việt Nam trong lộ trình 7 năm trong đó ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, 85.6% số dòng thuế xuất khẩu Việt Nam sang EU sẽ về 0% và 48.5% số dòng thuế xuất khẩu từ EU sang Việt Nam sẽ BỊ DỠ BỎ.
Những trụ cột chính trong hiệp định thương mại tự do EVFTA
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Đảm bảo môi trường đầu tư
- Cam kết phát triển bền vững
Một hiệp định toàn diện với việc bao phủ toàn nền kinh tế. Vậy doanh nghiệp và người dân sẽ có lợi như thế nào từ hiệp định này?
Khi những mặt hàng như da giày, dệt may, nông sản,… có thuế quan về 0% thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh khi vào thị trường EU. Ngược lại, những doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập được những loại máy móc hiện đại với giá cả hợp lí. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu ở thị trường EU. (ANI)Diploidy level of the plant stem cell niche tissue modulates activity clickmiamibeach.com of the root stem cell niche but not of the leaf stem cell niche.
Ông Phạm Hồng Hải – Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam tính toán, EVFTA sẽ gia tăng trung bình 0,1% GDP Việt Nam mỗi năm chỉ nhờ vào các tác động thương mại thuần túy. Và khi hiệp định này thực thi, những tiêu chuẩn cao của EVFTA sẽ thúc đẩy tốc độ cải cách và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Còn về phía người tiêu dùng, việc cắt giảm thuế sẽ giúp người dân Việt Nam tiếp cận với nhiều loại mặt hàng đa dạng chủ loại hơn, giá cả hợp lí và chất lượng tốt hơn.
Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu đi EU
- Điện thoại chiếm 30%
- Dệt may và da giày chiếm từ 12- 13%
- Tiếp đến là đồ điện tử và thủy sản
Nhưng để có thể cắt giảm thuế quan thì việc đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt là việc hết sức cần thiết như về quy tắc xuất sứ, chất lượng sản phẩm. Việc có một chuỗi khép kín về nguyên vật liệu rất quan trọng và đây cũng là khó khăn đối với doanh nghiệp.
Cơ cấu hàng hóa EU xuất khẩu sang Việt Nam
- Máy móc, thiết bị chiếm tới 28%
- Dược phẩm chiếm tỉ trọng 12%
- Sữa, giày dép,… chiếm tỉ trọng còn lại
Việc áp thuế về 0% cũng có thể sẽ gây một số khó khăn về cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Lấy ví dụ về mặt hàng dược phẩm. Thị trường dược phẩm ở Việt Nam chia làm hai phần là trong bệnh viện chiếm 65% và ngoài bệnh viện chiếm 35%. Với thị trường ngoài bệnh viện, thuốc ngoại đang chiếm hơn 70%. Theo các doanh nghiệp nội, có một số loại thuốc đã đạt chất lượng tốt như thuốc ngoại, thậm chí giá còn rẻ hơn 1/20 thuốc ngoại. Nhưng với tâm lí sính ngoại, thời buổi kinh tế thị trường thì việc tin tưởng vào các tên tuổi lớn là điều khó tránh khỏi dẫn đến đây là nguyên nhân chính dẫn đến thuốc ngoại chiếm hơn 70%.
Đối với thị trường trong bệnh viện, theo các chuyên gia thì thuốc ngoại vẫn có cơ hội chiếm lĩnh thị trường do thuộc nhóm ưu tiên trong việc đấu thầu trong bệnh viện. Việc đầu tư dây chuyền công nghệ là một nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp Việt khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Nhưng nếu biết tận dụng thời cơ, áp dụng khoa học công nghệ thì việc tăng năng lực cạnh tranh là điều hoàn toàn có thể.
EVFTA có hiệu lực có thể giúp kim ngạch nhập khẩu từ EU vào Việt Nam có thể tăng 15% vào năm 2020 và 37% vào năm 2030. Tuy nhiên thứ được kì vọng hơn cả đó là dòng vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam.
Mong rằng, bằng những bước tiến trong những năm qua của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta sẽ tận dụng tối đa những thời cơ mà EVFTA mang lại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế hơn nữa trong tương lai gần.
Tổng hợp: Ngọc Tài
Discussion about this post