UTlogs Club
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Câu hỏi thường gặp

Ngành Logistics ra trường làm gì? Giải đáp tất tần tật về ngành Logistics

Tuấn Cơmtác giảTuấn Cơm
06/07/2022
trongCâu hỏi thường gặp, Logistics, Nghề nghiệp, Ra trường làm gì?
0
2.2k
SHARES
2.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Ngành Logistics đang dần trở thành một trong những ngành hot và thu hút rất nhiều các bạn trẻ hiện nay. Trong bài viết này, UTLogs Clubsẽ giải thích cho bạn hiểuLogistics là gì, cũng như những kiến thức cần biết về ngành này: mức lương, công việc cụ thể và những cơ hội việc làm trong ngành logistics…

Nội dung bài viết

  • Ngành Logistics ra trường làm gì?
  • Logistics gồm những mảng gì?
    • Kho vận:
    • Vận tải
    • Giao nhận:
  • Các lĩnh vực ngành Logistics
      • Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải:
      • Các dịch vụ logistics liên quan khác:
  • Các hình thức của Logistics: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL
    • 1PL – First Party Logistics
    • 2PL – Second Party Logistics
    • 3PL – Third Party Logistics
    • 4PL – Fourth Party Logistics
    • 5PL – Fifth Party Logistics
  • Xu hướng của ngành logistics
  • Ngành logistics học trường nào?
  • Học kiến thức logistics thực tế ở đâu?
      • Nguồn online:
      • Nguồn offiline:
  • Lương ngành logistics
  • Tổng kết:

Nội dung bài viết

  • Ngành Logistics ra trường làm gì?
  • Logistics gồm những mảng gì?
    • Kho vận:
    • Vận tải
    • Giao nhận:
  • Các lĩnh vực ngành Logistics
      • Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải:
      • Các dịch vụ logistics liên quan khác:
  • Các hình thức của Logistics: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL
    • 1PL – First Party Logistics
    • 2PL – Second Party Logistics
    • 3PL – Third Party Logistics
    • 4PL – Fourth Party Logistics
    • 5PL – Fifth Party Logistics
  • Xu hướng của ngành logistics
  • Ngành logistics học trường nào?
  • Học kiến thức logistics thực tế ở đâu?
      • Nguồn online:
      • Nguồn offiline:
  • Lương ngành logistics
  • Tổng kết:

Ngành Logistics ra trường làm gì?

Nếu chỉ nhìn sơ qua những công ty như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Nhất Tín logistics,… Bạn sẽ dễ nhầm lẫn Logistics đơn thuần chỉ là mộthoạt động vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, Logistics lại mang khái niệm rất rộng và rất quan trọng với mọi doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất/nhập khẩu,…

Hoạt động logistics là một quá trình kép kín từ việc lập kế hoạch – tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Logistics gồm rất nhiều hoạt động & dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ… với nhiều tiềm năng để phát triển
Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, quản lý chuỗi logistics tại các doanh nghiệp sản xuất. Và các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tảinói riêng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung,…
Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: Planning, Operations, Sales & Marketing, Customer Services (Dịch vụ khác hàng), quản lý kho hàng – trung tâm phân phối (Warehousing hoặc Distribution), Mua hàng (cung ứng vật tư),…

Logistics gồm những mảng gì?

Hiện tại, chưa thực sự có định nghĩa đầy đủ và chính xác về ngành Logistics, bởi vì mỗi doanh nghiệp sẽ có mỗi mô hình – quy trình hoạt động khác nhau, tạm thời có thể chia làm 3 mảng chính để các bạn dễ hiểu hơn:

Kho vận:


Hoạt động – dịch vụ kho bãi thường phục vụ các đối tượng bán lẻ, thương mại điện tử và hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu. Mảng dịch vụ kho bãi, ngoài kho CFS và ICD có thể được chia làm bốn loại chính, phục vụ cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, bao gồm: kho thường, kho ngoại quan, trung tâm phân phối và kho lạnh. Các giá trị chính như: bãi tạm lưu giữ, bảo quản đóng gói, dán nhãn, hệ thống tự động với chức năng theo dõi và quản lý hàng tồn kho, quy trình tối ưu.

Vận tải


Gồm các hoạt động vận tải đơn phương thức hoặc vận tải đa phương thức (Vận tải kết hợp). Nhờ tính linh hoạt, tiếp cận dễ dàng, độ tin cậy và khả năng phục vụ“door-to-door” nên vận tải đường bộ chiếm 44,6% về doanh thu vận tải. Và chính vì thế, nên các doanh nghiệp vận tải bộ chiếm tỉ trọng rất nhiều, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cửa khẩu, cảng biển, sân bay,…

Giao nhận:

Logistics-va-supply-chain-khac-nhau-nhu-the-nao
Theo định nghĩa của FIATA – Liên đoàn Các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tếvề dịch vụ giao nhận được là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vu tư vấn. Hoặc là tập hợp những nghiệp vụ thủ tục có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa nhằm mục đích di chuyển hàng hòa từ nơi gởi đến nơi nhận.
Đây được xem là hoạt động logistics tổng thể của hàng hoá, thường gắn liền với các doanh nghiệp tổ chức xuất khẩu/nhập khẩu. (Có thể bao gồm 2 mảng trên).

Các lĩnh vực ngành Logistics

Bên cạnh đó, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:
– Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container…
– Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container…
– Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
– Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa xuyên suốt chuỗi logistics. Xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container.

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải:

– Dịch vụ vận tải biển
– Dịch vụ vận tải hàng không
– Dịch vụ vận tải thủy nội địa
– Dịch vụ vận tải đường bộ
– Dịch vụ vận tải đường sắt
– Dịch vụ vận tải đường ống.

Các dịch vụ logistics liên quan khác:

– Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
– Dịch vụ bưu chính, chuyển phát
– Dịch vụ thương mại bán buôn
– Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng
– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Các hình thức của Logistics: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL


Khi tìm hiểu về Logistics, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những từ như 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL,… P là viết tắt của Party, tức những bên liên quan và hình thức Logistics cũng sẽ được chia theo số lượng bên liên quan. Tuy nhiên, định nghĩa chỉ phản ánh tên gọi giúp người đọc dễ hiểu (dễ nhớ) chứ chưa hẳn phản ánh đúng bản chất chất các hoạt động & dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp.

1PL – First Party Logistics

Mô hình hoạt động này thường có tại các doanh nghiệp tự cung tự cấp các hoạt động về Logistics. sẽ tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra là người tiêu thụ cuối cùng.
Ví dụ: Tại các doanh nghiệp sản xuất (hàng hoá hữu hình) có đầy đủ trang thiết bị, vật tư, máy móc, đội xe, kho hàng, nhân sự,… thực hiện toàn bộ quy trình đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.

2PL – Second Party Logistics

Doanh nghiệp vừa thực hiện quản lý Logistics vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics cho một hoạt động trong chuỗi hoạt động Logistics cho hàng hoá. Như vậy, sẽ có 2 bên liên quan.
Thuê ngoài dịch vụ Logistics (Outsourcing Logistics) hiện đang là xu hướng hiện nay, bởi vì các doanh nghiệp đang tiến đến sự chuyên môn hoá sản xuất – dịch vụ. Players get to enjoy the real world experience of playing slots clickmiamibeach.com with a slight difference of playing money in the real world.

3PL – Third Party Logistics

Doanh nghiệp chủ động thuê ngoài dịch vụ Logistics chuyên biệt quản lý và thực hiện một vài hoặc mọi hoạt động của Logistics. Thường là các doanh nghiệp trung gian, môi giới dịch vụ logistics giữa khách hàng và nhà chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, dịch vụ kho vận, dịch vụ thủ tục hải quan,…
Thực tế ngành cho thấy, các tập đoàn logistics có doanh thu cao nhất thế giới cũng là những đơn vị dẫn đầu về cung cấp hợp đồng logistics trọn gói. Ở Việt Nam, xu hướng này cũng diễn ra tương tự, trong đó các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL nước ngoài (mô hình kinh doanh logistics cao nhất ở Việt Nam hiện nay) như: DHL Logistics, Maersk, FedEx, APL,… là những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nhờ lợi thế về trang thiết bị, công nghệ quản lý và các dịch vụ giá trị gia tăng bổ sung (VAS – Value Added Services).

4PL – Fourth Party Logistics

Doanh nghiệp thuê dịch vụ Logistics lo tất cả mọi thứ từ đầu ra tới phân phối, quản lý và điều hành các bên liên quan để tạo thành chuỗi Logistics hiệu quả nhất. Thường là các công ty công nghệ logistics – có khả năng tổ chức – vận hành chuỗi logistics dựa vào những công nghệ của mình.

5PL – Fifth Party Logistics

Doanh nghiệp tổng hợp các yêu cầu của hoạt động 3PL và các yêu cầu khác thành nhu cầu lớn để tổ chức, sắp xếp các hãng vận chuyển và tổ chức giao hàng. Mục đích chính của các hệ thống này là mức độ sử dụng tài nguyên sẵn có cao hơn để đạt được giải pháp tốt nhất với chi phí thấp. Ngoài ra, với sự bùng nổ của thương mại điện tử hiện nay,5PLra đời sẽ giúp doanh nghiệp E-Commerce quản lý hàng hóa và thực hiện Logistics dễ dàng và thông minh hơn.
Về thị trường dịch vụ logistics thì hiện nay chủ yếu là dịch vụ 3PL, tiếp theo là 4PL và xu hướng trong tương lai sẽ là dịch vụ 5PL với sự tích hợp các đơn hàng dịch vụ 3PL quy mô lớn. Về logistics theo lĩnh vực của nền kinh tế thì logistics ngành chế biến, chế tạo hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng logistics phục vụ phân khúc tiêu dùng cuối cùng sẽ có tỷ trọng lớn nhất trong tương lai gần.

Xu hướng của ngành logistics

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa là những yếu tố chính thúc đẩy thị trường logistics toàn cầu trong những năm gần đây. Đầu tư đổi mới công nghệ trong logistics tập trung vào thiết bị xử lý vật liệu tự động, Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), GPS, Hệ thống lập kế hoạch vật tư logistics & chuỗi cung ứng (MRP), phần mềm quản lý kho (WMS) phần mềm quản lý vận tải (TMS) và sinh trắc học.

Theo thống kê, lĩnh vực sử dụng dịch vụ logistics trên quy mô lớn trên toàn cầu bao gồm: bán lẻ, sản xuất, truyền thông, giải trí, ngân hàng và tài chính, viễn thông và hoạt động của chính phủ (các tiện ích công cộng), trong đó sản xuất (chế biến, chế tạo) chiếm tỷ trọng lớn nhất do có chuỗi cung ứng dài nhất.
Vì vậy, ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức về logistics bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến các công nghệ như: Big data, Block chain, IoT, AI, AR… Và các lĩnh vực như Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), E-commerce,.. vì đây là xu hướng tất yếu và chủ đạo trong tương lai nhằm tiến đến Logistics thông minh.

Ngành logistics học trường nào?

Đối với đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học, năm 2018 đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong đào tạo nhân lực logistics. Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mở thêm mã ngành 52510605 – chuyên ngành “Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng” thuộc khối ngành Quản lý Công nghiệp; cùng với mã ngành 52840104 – chuyên ngành “Logistics và Vận tải đa phương thức” thuộc khối ngành Khai thác Vận tải đã có trước đây.
Điều này đã thúc đẩy các cơ sở đào tạo trong cả nước xây dựng và phát triển chương trình đào tạo logistics ở bậc đại học. Bên cạnh các trường đã tuyển sinh chuyên ngành/ngành logistics từ nhiều năm trước như Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Đại học Hàng hải (2014), Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (2016).
Nhiều trường đại học khác đã bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng từ năm học 2018 – 2019 như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương. Một số trường khác như Đại học Thương mại, Học viện Tài chính cũng đang khẩn trương tiến hành các thủ tục để mở ngành/chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào năm 2019.

Học kiến thức logistics thực tế ở đâu?

Nguồn online:

Trước hết bạn có thể tham gia các diễn đàn, website trên internet để học hỏi kinh nghiệm cũng như cập nhật thông tin, những đổi mới của ngành như Logistics4vn, trang web của các hãng tàu, công ty dịch vụ Logistics,.. Trên facebook: các fanpageCộng đồng Logistics Việt Nam, Logistics Vietnam, Logistics.gov.vn, ddvt.vn, …và các groupLOGISTICS VIETNAM, Cộng đồng xuất nhập khẩu – Logistics, Thủ tục hải quan – xuất nhập khẩu,…
UTLogs CLub | Câu lạc bộ Logistics & Supply chain ĐH GTVT TP.HCMUTLogs CLub | Câu lạc bộ Logistics & Supply chain ĐH GTVT TP.HCM
Bạn có thể theo dõi những bài viết chia sẻ từ những anh chị đã đi làm từ các trang trên hoặc đưa ra những câu hỏi thắc mắc của mình. Nhớ lịch sự khi chào hỏi nhé!

Nguồn offiline:

Hiện nay, có rất nhiều chương trình hội thảo, sự kiện, talkshow chia sẻ về ngành logistics với sự tham gia của các diễn giả đến từ các doanh nghiệp logistics. Các câu lạc bộ về ngành logistics như: UTLogs Club(GTS), LSC (FTU2), ĐH Quốc tế TP.HCM, ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Tôn Đức Thắng,… Dự kiến vào giữa năm 2019, Câu lạc bộ UTLogs sẽ tổ chức 1 sự kiện thật hoành tráng về ngành Logistics cho các bạn sinh viên.

Lương ngành logistics

Hiện nay, theo nhận định từ những anh chị đi làm trong ngành logistics thì mức lương mới ra trường dao động như sau. Tại các công ty địa phương (Local) mức lương trung bình tầm khoảng 6 – 9 triệu đồng/tháng; Các công ty nước ngoài (Global) trung bình khoảng 8 – 11 triệu đồng/tháng. Tuỳ vào từng vị trí, số năm kinh nghiệm và sự hiệu quả trong công việc nên mỗi người sẽ có mức lương khác nhau.

Bạn có thể xem mức lương và các yêu cầu tuyển dụng ngành logisticstại các trang cộng đồng việc làm: topcv, careerbuilder, Vietnamworks,… để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.
Tham khảo thêm mức lương ngành logistics tại báo cáo lương các ngành tại Việt Nam 2018 tại đây nhé!


Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM 2018 (Tiền Giang)

Tổng kết:

Bài viết trên đã khái quát một số vấn đề về ngành logistics: học logistics trường nào, lương ngành logistics, các công việc ngành logistics,.. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại dưới ô bình luận phía dưới nhé! Câu lạc bộ UTLogs hy vọng nhận được nhiều sự đón đọc từ các bạn…
*Nguồn tham khảo:Báo cáo ngành Logistics Việt Nam 2017 & 2018 – Bộ Công Thương

Thẻ 1PL2PL3PL4PL5PLBáo cáo Logistics Việt Nam 2018LogisticsNgành Logistics ra trường làm gìviệc làm logistics
Advertisement Banner
Bài viết trước

Tìm hiểu RFID | Công nghệ để tối ưu hóa hoạt động trong kho hàng

Bài viết tiếp theo

Racking là gì? Phân loại racking (Phần 1)

Tuấn Cơm

Tuấn Cơm

Tuấn Cơm - Founder logisticsclub.vn. Hiện đang hoạt động trong ban Marketing & Website Câu lạc bộ UTlogs. Là một Freelancer có niềm yêu thích về logistics, marketing, công nghệ, viết blog,... và ngồi quán cà phê.

Related Posts

Logistics

Cầu lục địa – Transcontinental Bridges và những điều bạn cần biết

03/12/2022
Câu hỏi thường gặp

5 Phương thức Thanh toán Quốc tế trong Xuất Nhập Khẩu

12/08/2022
Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?
Câu hỏi thường gặp

Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?

10/08/2022
Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng
Logistics

Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT
Kiến thức quanh ta

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT

28/07/2022
Kiến thức quanh ta

Một số loại vận đơn thường gặp

29/07/2022
Bài viết tiếp theo
Racking là gì? Những loại racking trong kho hàng hiện đại

Racking là gì? Phân loại racking (Phần 1)

Discussion about this post

Categories

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cuộc thi
  • E-commerce
  • Giới thiệu
  • Kho hàng
  • Kiến thức quanh ta
  • Logistics
  • Nghề nghiệp
  • Phân phối
  • Phương thức thanh toán
  • Quy tắc giá trị gia tăng trong Logistics
  • Ra trường làm gì?
  • Sự kiện
  • Supply chain
  • Tài liệu học tập
  • Tuyển dụng
  • UTLogs Club

Tags

big dataBáo cáo Logistics Việt Nam 2018Chuỗi cung ứngCovid 19Cross docking là gìcâu lạc bộ UTLogsE-commerceecommercefieldtripgiao hàng chặng cuốiGiá trị gia tăngGiá trị gia tăng kho hàngHondaVietNamHoạt độnghàng tồn khoHọc thuậtincotermskho hàngKiến thứclast mile deliverylazadaexpressLogisticslogistics Việt NamNgành Logistics ra trường làm gìPhân loại rackingQuy tắc giá trị gia tăng trong Logisticsquản lý kho hàngquản trị kho hàngRackingRacking là gìsmartlogSupply chainSupply Chain BookTechnologytham quanThương mại điện tửthực tập sinhTIN TỨCtiếng anh chuyên ngànhTMĐTTrung tâm phân phốiTuyển thành viênviệc làm logisticsVận chuyển trong logisticswarehouse

© 2019 Developed by UTLogs Club

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu