Trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện các dịch vụ, chúng ta cần tiến hành nhiều công việc khác nhau. Điều này đòi hỏi sự điều hành, sắp xếp sao cho khoa học, hợp lý, chặt chẽ vào những lúc cao điểm và ngay cả những lúc rảnh rỗi. Lập lịch trình sản xuất nhằm mục tiêu đảm bảo sao cho các công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Có rất nhiều phương pháp, cũng như nguyên tắc được áp dụng vào việc lập lịch trình sản xuất. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhà Lốc tìm hiểu về “Nguyên tắc Johnson – Johnson’s rule” nhé!
Nội dung bài viết
1. Johnson’s rule là gì?
Trong nghiên cứu hoạt động, vận hành, Johnson’s rule là phương pháp sắp xếp nhóm công việc được xử lý ở 2 trạm làm việc hoặc 2 máy
Mục tiêu của Johnson’s rule
- Tìm ra một chuỗi công việc tối ưu
- Tối thiểu hóa thời gian thực hiện (tổng thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả các công việc)
- Giảm thời gian nhàn rỗi (Idle time) giữa 2 trạm làm việc
2. Điều kiện áp dụng
- Thời gian thực hiện công việc phải được biết trước và là hằng số tại mỗi trạm làm việc.
- Thời gian thực hiện công việc phải độc lập với chuỗi công việc.
- Tất cả các công việc phải theo chuỗi công việc “2 bước”.
- Không sử dụng quyền ưu tiên công việc.
- Tất cả các thành phần của công việc phải được hoàn thành tại trạm làm việc thứ nhất trước khi công việc được tiếp tục ở trạm làm việc thứ hai.
3. Phương pháp tiến hành
Bước 1: Liệt kê các công việc và thời gian của chúng tại mỗi trung tâm làm việc.
Có thể thống kê số liệu bằng bảng để tiện theo dõi và có một cái nhìn trực quan nhất
Bước 2: Chọn công việc có thời gian hoạt động ngắn nhất.
- Nếu thời gian ngắn nhất đó nằm ở trạm làm việc thứ nhất thì sắp xếp đó là công việc đầu tiên.
- Nếu thời gian hoạt động đó nằm ở trạm làm việc thứ hai thì sắp xếp đó là công việc cuối cùng.
- Nếu công việc có thời gian thực hiện bằng nhau ở 2 trạm thì chọn tùy ý.
Khung công việc
Chọn công việc có thời gian ngắn nhất
Bước 3: Loại bỏ công việc ngắn nhất đó để tiếp tục xét các công việc còn lại.
Sau khi đã sắp xếp xong công việc ở bước 2, chúng ta tạm loại bỏ công việc đó và xét tiếp các công việc còn lại có thời gian ngắn nhất
Bước 4: Lặp lại các bước 2 và 3
Lặp lại các bước 2 và 3, sắp xếp dần về phía giữa của lịch trình công việc cho đến khi tất cả các công việc đã được lên lịch.
Bước 5: Vẽ sơ đồ thời gian và bố trí công việc
4. Ví dụ áp dụng
Để dễ hiểu hơn, hãy cùng nhà Lốc theo dõi ví dụ dưới đây nhé.
Áp dụng Johnson’s rule, lập lịch trình sản xuất cho doanh nghiệp ở với các dữ kiện sau
Hướng dẫn áp dụng Johnson’s rule
Đối với trường hợp xếp công việc A ở vị trí số 2, ta có kết quả như sau
Thứ tự công việc
Sơ đồ thời gian
5. Johnson’s rule mở rộng (3 trạm làm việc)
Sắp xếp thứ tự n công việc cho 3 trạm làm việc có thể sử dụng nguyên tắc Johnson nếu có đủ hai điều kiện sau:
- Thời gian ngắn nhất trên trạm 1 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian dài nhất trên trạm 2
- Thời gian ngắn nhất trên trạm 3 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian dài nhất trên trạm 2
Ví dụ: Áp dụng Johnson’s rule, lập lịch trình sản xuất cho doanh nghiệp với các dữ kiện sau
Ta thấy t1 min = 4 = t2 max và t3 min = 5 > t2 max = 4. Vậy ví dụ trên thỏa mãn, ta có thể áp dụng nguyên tắc Johnson để lập lịch trình công việc
Chuyển 3 trạm thành 2 trạm
Áp dụng tương tự như đối với 2 trạm, ta được kết quả như sau
Thứ tự công việc
Sơ đồ thời gian
Discussion about this post