Nội dung bài viết
Bảo vệ dự phòng là gì?
Kho hàng tồn tại như một sự bảo vệ dự phòng. Chống lại các tình huống như sự chậm trễ vận chuyển, nhà cung cấp thiếu hàng hoặc đình công. Với sự bảo vệ dự phòng trong tay. một công ty sẽ không phải chịu tổn thất nặng nề về doanh thu hoặc phải chịu chi phí cao.
Giải thích xây dựng
Ví dụ, khi một nhà cung cấp gặp phải tình huống thiếu hàng nguyên liệu. Công ty của người mua có thể gặp nguy hiểm tiềm tàng về dây chuyền sản xuất tốn kém bị trì hoãn việc sản xuất hàng hóa thành phẩm. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch bảo vệ dự phòng. Người mua sẽ thường đặt mua hàng tồn kho đệm (Buffer stock)
(Buffer stock – lượng hàng không nằm trong kế hoạch tiêu thụ ban đầu. Nhưng được dự trữ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thuật ngữ Buffer stock thường được dùng khi nhu cầu thị trường vượt tiêu thụ sản phẩm và mức dự báo ban đầu. Hoặc nếu sản lượng sản xuất thấp hơn kế hoạch dự kiến. Hàng tồn kho đệm sẽ được lưu trữ ở kho hàng cung ứng vật lý. Sản xuất vẫn có thể tiếp tục ngay cả khi nhà cung cấp thiếu hàng. Vì nguyên liệu thô có thể được lấy từ kho bảo vệ dự phòng.
Tình huống bất ngờ cũng xảy ra với các kho phân phối vật lý (hình trên) . Ví dụ, thiệt hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Có thể ảnh hưởng đến mức tồn kho và thực hiện đơn hàng.
Ví dụ Hiệp hội nhập khẩu gạo tổng hợp Singapore:
Trong năm 2007, tình trạng thiếu gạo toàn cầu do Philippines, Trung Quốc và các nước trồng lúa khác đang phải chịu tình trạng hạn hán kéo dài. Giá gạo tăng 10% tại Singapore do đầu cơ. Hiệp hội nhập khẩu gạo tổng hợp Singapore bước vào. Tuyên bố rằng không cần phải làm như vậy vì kho của họ dự trữ đủ gạo để tiêu thụ ít nhất 3 tháng mà không cần cung cấp. Đầu cơ thích trữ giảm dần giúp bình ổn giá gạo. Giúp các nhà bán lẻ Singapore (Siêu thị) không chịu bất kỳ tổn thất nào về doanh thu từ tình trạng thiếu gạo toàn cầu. Ví dụ này là những chức năng kho – bảo vệ dự phòng.
Tính hữu ích của chủ đề này trong trung tâm phân phối (DC)
Từ phía cung cấp. Đảm bảo không có dây chuyền sản xuất ngưng trệ, có thể dẫn đến rất tốn kém. Vì thiếu nguyên liệu đầu vào.
Từ phía phân phối. Doanh số bán lẻ sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi xảy ra bảo vệ dự phòng. Ví dụ: Thiếu gạo toàn cầu năm 2007.
Cản trở của chủ đề này trong trung tâm phân phối (DC)
Có hàng tồn kho đệm để chống lại các trường hợp có thể tốt. Tuy nhiên, nó bị hạn chế bởi bản chất của ngành công nghiệp. Các sản phẩm “nhạy cảm với thời gian” hoặc “giá trị cao” có thể quá rủi ro để lưu trữ/ bảo vệ dự phòng.
Nó có thể xảy ra xung đột cho các công ty áp dụng phương pháp tồn kho tinh gọn. DC phải có khả năng đáp ứng nhu cầu với hàng tồn tinh gọn.
Tổng hợp: Tam Doan
Discussion about this post