Tự động hóa từ lâu đã được vào Logistics và không còn xa lạ đối với chúng ta. Điều này đem đến cơ hội rất lớn cũng như thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Hãy cùng nhà Lốc tìm hiểu về những cơ hội và thách thức đấy nhé!
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu sơ lược về tự động hóa trong Logistics
a. Tự động hóa trong Logistics là gì?
Tự động hóa trong Logistics là việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật, thiết bị máy móc tự động nhằm nâng cao năng suất các hoạt động trong Logistics. Việc này có thể dễ dàng nhận thấy ở các trung tâm phân phối và nhà máy.

b. Vì sao cần phải ứng dụng tự động hóa trong Logistics?
Ngày nay, các doanh nghiệp càng chú trọng hơn việc ứng dụng các công nghệ tự động vào Logistics. Điều này diễn ra bởi những nguyên do sau:
- Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt của công nghệ:
Cách mạng 4.0 đã mang lại những cải tiến lớn về hệ thống kỹ thuật như phần mềm, máy móc tự động,…. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian, nhân sự,…. Việc cải tiến này còn tối ưu hóa công tác vận hành, đẩy hiệu quả công việc lên cao. Logistics được biết đến là một công việc có nhiều quy trình. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không chú trọng vào đẩy mạnh tự động hoá thì khả năng rất cao sẽ rơi vào tình trạng quá tải. - Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao:
Thách thức của doanh nghiệp là phải luôn tối ưu hóa công tác vận hành. Đồng thời nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng. Vì họ mong muốn một dịch vụ đủ ba tiêu chí: nhanh chóng – chuẩn xác – tận tâm. - Sự phát triển vượt trội của thương mại điện tử:
Theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu là 16,24% vào năm 2021. Còn tại Việt Nam, con số này năm 2021 là hơn 20%, với quy mô 16 tỷ USD. Thương mại điện tử có độ phủ rộng, đơn hàng nhỏ lẻ với lượng mua lớn, đặt hàng liên tục. Điều đó gây ra sự khó khăn trong công tác quản lý và vận chuyển. Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp ứng dụng tự động hóa Logistics để nâng cao hiệu quả quản lý.

2. Những cơ hội của tự động hóa trong Logistics
Ngành Logistics đang có những cơ hội lớn cùng với sự tham gia của tự động hóa giúp các doanh nghiệp khai thác triệt để những cơ hội ấy để từ đó phát triển mạnh mẽ hơn. Những lợi ích mà tự động hóa có thể đem lại:

- Giảm chi phí:
Hệ thống phần mềm, máy móc tự động, các nền tảng giao hàng công nghệ (Grab, Gojek, Be,…) đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí nhân lực. - Tăng tính “on-demand”, giảm dư thừa:
Việc sản xuất ồ ạt, trữ lượng sản phẩm quá dư thừa so với nhu cầu thị trường sẽ đem đến những thiệt hại rất lớn cho phía doanh nghiệp. Trong trường hợp này, sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu sẽ hạn chế được những rủi ro trên. - Đồng bộ hóa thông tin, quản lý thời gian/dữ liệu thời gian thực:
Thông tin kịp thời, chính xác và liền mạch luôn là những tiêu chí hàng đầu trong ngành Logistics. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng rất hiệu quả những công nghệ quản lý dữ liệu. Điều này giúp giảm thời gian xử lý vấn đề và tránh tình trạng phân tán thông tin. - Lưu trữ số liệu phục vụ thống kê, phân tích, dự báo:
Các phần mềm quản lý dữ liệu được cải tiến và sử dụng rộng rãi vì phương pháp lưu trữ số liệu bằng giấy tờ truyền thống dần bộc lộ nhiều điểm yếu và không thể đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Phân tích nhu cầu thị trường còn là nghiệp vụ quan trọng để các doanh nghiệp tận dụng tối đa tài nguyên. - Nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh:
Nhờ có công nghệ hỗ trợ cải thiện hệ thống liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được liền mạch, thông suốt đã giúp hiệu quả hoạt động được đẩy cao.
3. Những thách thức của tự động hóa trong Logistics
Hơi nóng mà công nghệ kỹ thuật phả vào các ngành kinh tế là không thể phủ nhận, đặc biệt là khi tự động hóa được ứng dụng ngày càng rộng rãi vào Logistics. Tuy nhiên, có cơ hội thì không thể không có thách thức đi kèm. Các doanh nghiệp đã và đang đối diện với những khó khăn:

- Chi phí đầu tư ban đầu cao:
Chi phí đầu tư trung bình để tự động hóa toàn diện một nhà kho rơi vào khoảng 25 triệu USD, với bán tự động thì con số này là 5-15 triệu USD. Đây là một thách thức không nhỏ đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Tăng máy móc đồng nghĩa với việc giảm nhân sự lao động:
Theo một cách nhìn tổng thể thì tự động hóa không đánh mất công việc của con người. Điều đó giúp con người có thời gian để hướng đến những việc giá trị hơn. Tuy nhiên, một số việc mà robot thể hiện sự vượt trội hoàn toàn so với nhân công như lấy hàng trong kho hay vận chuyển hàng hóa. - Nhân sự Logistics khó đáp ứng/thích nghi với ứng dụng công nghệ:
Nhân sự cho ngành Logistics thì không thiếu. Tuy nhiên, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề nan giải mà 53,3% doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp phải. Vì vậy, khi đưa các công nghệ tiên tiến vào bộ máy công việc, nhân công thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen. - Yêu cầu về mạng lưới hạ tầng và trung gian chưa được đáp ứng:
Tự động hóa yêu cầu phải rút ngắn, giảm thiểu tối đa các khâu trung gian trên quãng đường vận chuyển hàng hóa từ kho bãi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu ấy.
Discussion about this post