Nội dung bài viết
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi, buôn bán quốc tế phát triển và mở rộng. Do bất đồng ngôn ngữ, chịu sự điều tiết khác nhau của tập quán thương mại. Điều này dễ dẫn tới hiểu lầm, tranh chấp. Vì vậy Phòng thương mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) đã xây dựng Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms – International Commercial Terms) vào năm 1936. Lập tức, Incoterms được nhiều doanh nghiệp thừa nhận và sử dụng. Vì nó thể hiện tính rõ ràng, dễ hiểu và phản ánh được tập tính thương mại phổ biến.
Từ ngày ra đời đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 8 lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1990, 2000, 2010 và 2020. Những phiên bản Incoterms ban đầu chỉ áp dụng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường thủy. Thì các phiên bản sau này có thể áp dụng cho vận tải hàng không; vận tải đa phương thức; chuyển chở hàng bằng container…
Tóm lại, sự thay đổi nội dung của Incoterms luôn đi theo hướng:
- Phù hợp hơn với điều kiện và môi trường kinh doanh quốc tế thay đổi.
- Ngôn ngữ rõ ràng hơn, giúp các bên mua bán hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản trong hoạt động mua bán hàng hóa.
II. Một số điểm khác biệt chính giữa Incoterms 2020 so với bản 2010
Incoterms 2020 được ICC xuất bản tháng 9/2019 với 11 điều kiện chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Ở bản Incoterms 2020, vẫn giữ nguyên số lượng 11 điều kiện so với bản 2010, nhưng thay thế DAT bằng DPU. Ngoài ra còn có nhiều thay đổi khác nữa để tạo thuận lợi hơn cho người dùng trong quá trình áp dụng Incoterms.
1. Mở rộng thêm về nhà vận chuyển của một số điều kiện
Các điều khoản: Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP), được mở rộng thêm đó là nhà vận chuyển không nhất thiết phải là bên thứ 3, mà có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của người mua hoặc người bán.
2. Vận đơn On-board khi giao hàng với điều kiện FCA
Người bán miễn trách nhiệm khi giao hàng cho nhà vận chuyển. Điểm mới đó là người vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán. Lưu ý: giao hàng cho nhà vận chuyển, nghĩa là phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên trên phương tiện vận chuyển.
3. Nghĩa vụ phân chia chi phí được dời xuống mục A9/B9
So với Incoterms 2020, các điều khoản, nghĩa vụ về phân chia các loại chi phí đã được dời xuống mục A9/B9. Thay vì là mục A6 và B6 có ở ICC 2010. Các trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua cũng được liệt kê rõ ràng hơn.
Đồng thời, ICC 2020 cũng sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên. Để làm rõ hơn nội dung nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro.
4. Mức bảo hiểm của CIF và CIP
Đối với những điều kiện có chữ “I” = insurance như CIF và CIP thì mặc địnhngười bánsẽ mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đối với ICC 2020, điều khoản CIP thì loại bảo hiểm mặc định là loại (A) hoặc tương đương loại (A). Khác với ICC 2010, loại bảo hiểm cho điều kiện CIP là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc. Riêng CIF vẫn giữ nguyên như phiên bản Incoterms 2010 – loại (A) – bảo hiểm rủi ro. Những loại bảo hiểm này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí. Nên đây cũng là yếu tố mà các bên phải xem xét kỹ khi ký hợp đồng ngoại thương.
5. Thay thế điều kiện DAT bằng DPU
Về cơ bản thì hai điều kiện này giống nhau. Nhưng ICC nhấn mạnh rõ vấn đềngười bánphải giao hàng đến điểm đã định trước (ga tàu, ICD, bến cảng,…). Nơi chuyển giao rủi rolà sau khi hạ hàng từ phương tiện vận tải xuống “mặt đất” của điểm đích đã định. Điều này mở rộng hơn DAT (chỉ giao hàng đến một bến cảng, ga tàu nào đó).
Với điều kiện DPU,người bánphải chịu mọi chi phí, rủi ro cho tới khi dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải. Đối với bảo hiểm thì sẽ được thỏa thuận giữa đôi bên.
Discussion about this post