Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
1. Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Incoterm
a. Không cần áp dụng hoàn toàn quy tắc Incoterm
Incoterm chỉ là các quy tắc, thể hiện tập quán quốc tế, chứ không phải là luật. Do đó, trong quá trình hai bên thảo thuận hợp đồng, vẫn có thể thay đổi nội dung Incoterm sao cho phù hợp. Và khi sử dụng incoterms 2010 cần lưu ý để tránh mắc những sai sót.
Mặc dù Incoterm do ICC phát hành, nhưng không có nghĩa rằng khi có mâu thuẫn giữa các bên, ICC mặc nhiên làm trọng tài phân xử (nếu không có sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng)
Lưu ý rằng: Khi có sự thay đổi về nội dung khi áp dụng Incoterm cần chú thích và nêu rõ: áp dụng Incoterm năm nào, sự thay đổi của nó trong hợp đồng.
Ví dụ: điều kiện FOB trong Incoterm quy định chỉ áp dụng cho vận tải thủy. Nhưng trong thực tế, một số doanh nghiệp vẫn sử dụng nó vào các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
b. Chỉ áp dụng khi trao đổi hàng hóa hữu hình
Incoterm chỉ áp dụng trong trường hợp trao đổi, mua bán hàng hóa hữu hình, ví dụ như: quần áo, mỹ phẩm,….; Riêng đối với hàng hóa vô hình, ví dụ: Bản quyền, phần mềm công nghệ,… thì không được áp dụng.
Mục đích sử dụng Incoterm là xác định địa điểm chuyển rủi ro, trách nhiệm người mua và người bán.
Ví dụ: Khi giao dịch quần áo; trước khi người bán chuyển hàng cho người vận chuyển, phải thực hiện quá trình kiểm kê số lượng và chất lượng hàng hóa, để xác định nếu xày ra tổn thất thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Trong trường hợp vận chuyển bản quyền mà vô tình bị lộ thông tin, không có căn cứ để có thể xác định chính xác lỗi này thuộc về ai. Do đó mà Incoterm không được áp dụng đối với loại hàng hóa này.
c. Không thể thay thế hợp đồng ngoại thương
Trong hợp đồng ngoại thương đề cập đến rất nhiều vấn đề. Ví dụ: Chuyển quyền sở hữu hàng hóa, giá trị hợp đồng, yêu cầu thực hiện và trách nhiệm mỗi bên,… Còn Incoterm chỉ quy định về điểm chuyển rủi ro, trách nhiệm người mua và người bán,…. Nếu chỉ sử dụng để thay thế cho hợp đồng thì nội dung sẽ không được rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện các kí kết cũng như không có căn cứ pháp lí để giải quyết khi phát sinh tranh chấp, sự cố.
Thực tế, người ta thường có quy định dẫn chiếu đến Incoterm để thuận tiện cho việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng. Tránh tình trạng lặp đi lặp lại một nguyên tắc; hạn chế việc hiểu sai nghĩa các điều khoản (do sự khác biệt về cách hiểu và tập quán kinh doanh của từng khu vực, vùng lãnh thổ, nên cần sử dụng ngôn ngữ thương mại chung tạo điều kiện cho việc giao thương).
d. Những điểm cần lưu ý:
Trong quá trình lựa chọn điều kiện Incoterm khi giao kết hợp đồng, cần lưu ý những điểm sau:
Phương thức vận tải sẽ sử dụng
Đường thủy: FAS, FOB, CFR, CIF
Mọi phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP
- Điểm giao hàng cụ thể:
- Điểm phân chia rủi ro:
- Nếu người bán không muốn chịu trách nhiệm về cước phí, rủi ro vận tải chính: dùng điều kiện E, F. Va ngược lại thì nên dùng nhóm F
- Nếu người bán muốn chịu trách nhiệm về cước phí, nhưng không muốn đảm bảo về rủi ro: dùng điều kiện nhóm C
- Mức độ cạnh tranh: để có lợi thế trong khi có sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường:
- Xuất khẩu: nên chọn điều kiện nhóm C, D
- Nhập khẩu: chọn điều kiện E, F
- Sự đáp ứng phương tiện:
- Nếu người bán có lợi thế trong việc thuê vận chuyển, bảo hiểm. Để đảm bảo an toàn, nên chọn điều kiện CIF, CIP hoặc nhóm D.
- Nếu người mua có lợi thế về những vấn đề trên: chọn điều kiện CFR, CPT, nhóm E và nhóm F. viagra soft tab
- Thủ tục thông quan:
- Khi người mua không thể làm thủ tục thông quan tại nước người bán: không nên dùng EXW → FCA
- Khi người bán giao hàng tại nước người mua mà không có khả năng thông quan nhập khẩu hàng: nên dùng DAP, DAT thay vì DDP
2. Ứng dụng Incoterms 2010 vào nền kinh tế Việt Nam
Mua CIF – Bán FOB là tập quán thương mại của Việt Nam?
Đối với những ai làm việc trong lĩnh vực Logistics, chắc hẳn đã không còn xa lạ với cụm từ “Mua CIF – Bán FOB”. Mặc dù xuất hiện từ rất lâu, nhưng cho đến bây giờ mọi người vẫn nghĩ rằng nó vẫn còn được ứng dụng trong hầu hết các hợp đồng giao nhận quốc tế tại Việt Nam. Liệu điều này có đúng?
Trước đây, khoảng trên 80% thương vụ, doanh nghiệp Việt Nam thường nhập khẩu với điều kiện CIF, và bán đi với điều kiện FOB . Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là bắt nguồn từ những lí do sau:
- Kinh tế chưa phát triển, lượng hàng xuất khẩu ít
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao
- Chưa có kinh nghiệm, hiểu biết rộng về việc vận chuyển hàng tuyến đường dài
- Phương tiện vận chuyển, xếp dỡ không đáp ứng đủ yêu cầu kĩ thuật – công nghệ
Với việc sử dụng điều kiện mua bán hàng như vậy, đã khiến nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn:
- Thu nhập ngoại tệ thấp
- Không tạo điều kiện cho các công ty vận tải, bào hiểm trong nước phát triển.
- Không khai thác triệt để nguồn nhân lực trong nước.
Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành Logistics tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước đã có những chuyển mình rất lớn trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng ngoại thương: khi xuất khẩu với các điều kiện loại C, và nhập khẩu với điều kiện loại F.
Hợp đồng bảo hiểm trong điều kiện CIF
Incoterm 2010 có nêu rõ trách nhiệm của người bán trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế, không phải mọi giao dịch người bán đều tuân thủ quy định này.
Người bán mua bảo hiểm là để đảm bảo quyền lợi cho người mua. Khi có bất kì rủi ra nào xảy ra, người mua sẽ trực tiếp giải quyết với bên bảo hiểm, người bán không có trách nhiệm trong trường hợp này.
Đối với những chuyến hàng có giá trị cao với khoảng cách xa. Để đảm bảo an toàn, người bán sẽ mua bảo hiểm cho người mua, nhưng chỉ ở mức tối thiểu.
Đối với những chuyến hàng trong nước, giá trị thấp. Người bán sẽ không mua bảo hiểm nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng nếu có rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến hàng hóa. Người mua chứng minh được người bán đã không hoàn thành đúng với những điều khoản đã quy định, thì người bán phải chịu toàn bộ trách nhiệm về vấn đề bồi thường giá trị hàng hóa.
3. Kết luận
Incoterm là bộ quy tắc được sử dụng rất phổ biếng hiện nay bởi những lợi ích mà nó mang lại. Các doanh nghiệp Việt Nam trong khi áo dụng, cần xem xét và tìm hiểu kĩ các điều kiện. Để tránh sai sót không đáng có, cũng như tận dụng nó để thu được lợi nhuận tối đa.
Discussion about this post