Trong bài viết trước, CLB UTLogs đã đem đến bạn đọc cái nhìn tổng quan về chiến lược quản lí của Honda Việt Nam – Nhà sản xuất động cơ hàng đầu thế giới. Ở phần II này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tiềm lực phát triển của Ô tô Honda Việt Nam.
Nội dung bài viết gồm 5 phần:
- Tiềm lực về văn hóa – xã hội
- Tiềm lực kinh tế
- Tiềm lực công nghệ
- Tiềm lực chính trị
- Tiềm lực cạnh tranh
Nội dung bài viết
Tiềm lực văn hóa – xã hội
Những phân tính về xu hướng xã hội rất quan trọng bởi vì những người giữ cổ phần của các doanh nghiệp cũng là thành viên trong xã hội và nhiều giá trị có thể mang đến từ xã hội.Điều này tạo nên những cơ hội và cả những thách thức đối với các tổ chức. Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất thuốc lá dẫn đến nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, họ sẽ bị xã hội loại bỏ và tình trạng kinh doanh giảm sút. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể giảm thiểu rủi ro nếu họ có hình ảnh quan hệ tốt đối với cộng đồng.
Việt Nam là quốc gia có hơn 97 triệu dân, do đó đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ngoài ra, dân số ở những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, Đà Nẵng đều có xu hướng tăng cực nhanh, yêu cầu về xe Ô tô cũng từ đó mà tăng cao. Tuy nhiên, tình trạng giao thông ở Việt Nam làm khách hàng ái ngại việc sử dụng ô tô.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vì vậy có nhiều cơ hội và cũng rất nhiều thách thức. Là đất nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị ở Việt Nam được cơ cấu do Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền. Điều này tạo ra một khó khăn lớn cho Honda Việt Nam cũng như những công ty có vốn đầu tư nước ngoài khác.
Văn hóa xã hội tạo nên điểm thuận lợi cho các công ty. Chính phủ Việt Nam mang đến cơ hội công bằng cho tất cả các công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam thường phải dựa vào sự giúp đỡ lâu dài của chính phủ về trợ cấp, họ luôn đòi hỏi sự giúp đỡ từ phía chính phủ.Đây là một vấn đề vô cùng tiêu cực.
Thông qua các luật lệ, chính sách và điều khoản, chính phủ biết rằng những công ty như Honda có nhu cầu được giảm thuế.Điều này thực sự mang lại lợi ích lớn cho công ty. Văn hóa xã hội Việt Nam tạo ra những cơ hội cạnh tranh công bằng, do đó Honda sẽ gặt hái được nhiều cơ hội hơn.
Tiềm lực văn hóa xã hội phụ thuộc đến những vấn đề liên quan ở Việt Nam và cách mà nó ảnh hưởng đến tình trạng kinh doanh của Ô tô Honda tại Việt Nam.Nó giúp Honda Việt Nam mở rộng danh tiếng trong dài hạn.
Tiềm lực kinh tế
Tiềm lực kinh tế bao gồm các hoạt động ảnh hưởng đến các tổ chức được thể hiện bởi: GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thay đổi nhân khẩu học, chính sách tiền tệ hay thị trường tài chính,…
Năm 2009, Kinh tế Việt Nam vẫn giữ ổn định trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, GDP tăng hơn 6%, xuất khẩu hơn 60 tỷ Đô-la. Tài chính và hệ thống tín dụng vẫn giữ ổn định, điều này trả lời cho việc Honda Việt Nam và nhiều công ty khác sẽ không gặp phải nhiều vấn đề.
Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam năm 2009 vẫn ở mức cao là 15%. Điều này ảnh hưởng đến honda Việt Nam bởi vì công ty này phải trả một tỷ lệ lợi tức cao. Thêm vào đó, lợi tức thấp sẽ giúp đầu tư hiệu quả hơn bởi vì chúng ít gây hao tổn đến tài chính hơn.
Năm 2009, Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi về giá xăng dầu, tiền tệ và tài chính.Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của các sản phẩm Honda và nhu cầu về Ô tô của khách hàng cũng giảm sút.
Bên cạnh đó, Việt Nam và nhiều quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào USD và tiền tệ Việt Nam không đủ tốt, điều này gây khó khăn: Honda Việt Nam muốn bán sản phẩm của họ và nhận USD vì giá USD ổn định nhưng khách hàng Việt Nam muốn mua bằng VND vì tỷ giá USD/VND quá cao.
Tiềm lực kinh tế là một phần rất quan trọng trong Quản lí chiến lược của Honda Việt Nam, nó giúp doanh nghiệp này giám sát và dự đoán những sự kiện kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
Tiềm lực công nghệ
Một nền công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm mới và chất lượng, dịch vụ và một nền công nghiệp hiệu quả. Công nghệ bao gồm Internet, máy tính, máy móc, điện thoại,..và những phát mình công nghệ khác. Công nghệ cần đến kiến thức để áp dụng, sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch vụ ở một quốc gia.Tại Việt Nam, Honda có một lực lược nhân viên tiên tiến trong công nghệ và nhiều kiến lức trong việc sản xuất hàng hóa.
Những năm trở lại đây, nhiều công ty, tổ chức và tập đoàn lớn cố gắng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ.Tuy nhiên, dường như học cố gắng đầu tư vào việc mua bán và cải tiến phần cứng nhiều hơn và xây dựng một phần mềm tốt.Thêm vào đó.Họ chỉ mua công nghệ của các nước phát triển hơn và sản xuất, đổi mới hay cải tiến công nghệ của mình.
Mặc dù đầu tư nhiều vào phần cứng nhưng khi được hỏi, các công ty vẫn sử dụng công nghệ từ những năm 1980.Điều này không tốt bởi vì Honda Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khi họ muốn xây nhiều nhà máy hơn.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp nước ngoài và công ty quốc nội vẫn còn kém, do đó gây ra nhiều nảy sinh trong quá trình chuyển giao công nghệ.
Công nghệ rất quan trọng với nền công nghiệp và Honda Việt Nam không nằm ngoài số đó. Nó giúp công ty này tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tham gia vào việc phát triển công nghệ cũng giúp Honda có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Tiềm lực chính trị
Chính phủ Việt nam có nhiều chính sách, điều luật cũng như những công nhận nhằm bảo vệ và cam kết cho những doanh nghiệp tại Việt Nam kể cả trong và ngoài nước. Chính phủ đảm bảo sẽ không tham gia kìm hãm hay giúp đỡ bất cứ công ty tư nhân nào, điều này tạo một thị trường cạnh tranh công bằng tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và đầu tư cho các doanh nghiệp.Ngoài ra, việt Nam còn có một nền chính trị ổn định. Đây là một điều quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, do đó nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đều hướng đến Việt Nam. Điều này trở thành một lợi thế lớn đối với Honda vì họ có nhiều vốn hơn để đầu tư vào sự phát triển công nghệ, thị trường và kinh doanh.Chính phủ Việt Nam luôn áp dụng một bộ luật và chính sách công bằng với tất cả các doanh nghiệp, đảm bảo cho Honda Việt Nam hoạt động tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu một thị trường tiêu thụ rộng lớn và có một vị trí đắc địa để Honda tiếp cận với những thị trường mới như: Trung Quốc, Lào. Campuchia, Mã Lai,…
Tiềm lực cạnh tranh
Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, do đó, ngoài Honda còn có các doanh nghiêp sản xuất ô tô khác như Toyota, Nissan, Cửu Long,… Tuy nhiên, Toyata chính là đối thủ lớn nhất của Honda bởi vì họ đã ra mắt sản phẩm Ô tô của mình từ sớm. Họ cũng có một nền công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ nhân lực chất lượng. Cùng với đó, các sản phẩm Ô tô của Toyota cũng có chất lượng tốt và mức giá hợp lí. Và như đã đề cập ở trên, chính phủ Việt Nam sẽ không hỗ trợ cạnh tranh cho bất kì doanh nghiệp nào, do đó Honda phải hoàn toàn dựa vào bản thân. Tuy hiên, bắt đầu từ 2010, Toyota gặp phải một vấn đề đề và buộc phải thu hồi hơn 1 triệu chếc Ô tô. Đây là một khủng hoảng đối với hãng này những lại là điều may mắn với Honda khi danh tiếng của đối thủ bị hạ thấp. Vậy nên nếu Honda có những chiến lược tốt thì họ có thể kiểm soát được thị trường Việt.
Cuối cùng, tiềm lực cạnh tranh rất có ích đối với các doanh nghiệp ngày nay.Nó giúp những công ty như Honda xác định được SWOT và tìm ra những hướng cạnh tranh tốt hơn. Đồng thời, nó cũng giúp các doanh nghiệp nhìn thấy tương lai và ứng phó với khủng khoảng.
Nguồn tham khảo:
https://www.ukessays.com/essays/management/honda-vietnams-strategic-management.php?fbclid=IwAR0A8Ci_atsLlBPlurA6Y4mXGie8sbtd1qYg-UEsXLUPVchIW-HAbDcK3Uw
Discussion about this post