UTlogs Club
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Logistics

Racking là gì? Phân loại racking (Phần 2) – UTLogs Club

Tâm Đoantác giảTâm Đoan
19/02/2019
trongLogistics
0
0
SHARES
2.1k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Định nghĩa racking trong kho hàng
Đóng vai trò là phần thiết yếu trong cấu trúc kho hàng. Với giá đỡ phù hợp, người quản lý kho hàng có thể tối đa hóa không gian và tối ưu hóa tổ chức nhà kho để đem lại hiệu quả và sự trơn tru trong quá trình cất và lấy hàng. Thiết kế nhà kho đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giá đỡ như: chiều rộng lối đi, khu vực cất hàng, khu vực vận chuyển và nhiều thành phần khác của nhà kho tác động đến sự lựa chọn hệ thống giá đỡ phù hợp.

Nội dung bài viết

  • Push back rack
      • Đặc Tính Kỹ Thuật Giá Để Hàng Push Back Racking:
    • Push Back Rack làm việc như thế nào?
    • Hiệu quả mang lại của push rack rack
    • Lợi ích:
    • Lưu ý khi cất hàng:
    • Lưu ý khi lấy hàng:
    • Flow Rack:
    • Lưu ý khi cất hàng:
    • Lưu ý khi lấy hàng:
      • Một số từ chuyên ngành:

Push back rack


Push back rack là hệ thống racking lý tưởng cho việc lưu trữ các sản phẩm luân chuyển trung bình (loại sản phẩm sử dụng hai hay hơn nhiều pallet trên mỗi đơn vị SKU).
Push back rack cung cấp khả năng chứa hàng trong kho mật độ cao. Lưu trữ cho nhiều chủng loại và kích cỡ pallet hàng hóa trên cùng một dãy kệ. Racking này có thể chứa 2,3 thậm chí 4 pallet trên cùng một ngăn kệ. Chiều sâu giống như kệ Drive – in.
Mỗi tầng có thể chứa các SKU khác nhau, nhưng phải cùng loại cho mỗi tầng. Vận hành theo nguyên tắc “ LIFO” ( last in, first out).

Đặc Tính Kỹ Thuật Giá Để Hàng Push Back Racking:

  • Không cần dành nhiều lối đi như kệ Drive in và Selective
  • Tăng được không gian chứa hàng nhiều hơn
  • Thời gian xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn kệ Drive in – Selective
  • Chiều sâu có thể thiết kế thông thường từ 4 – 6 pallet
  • Hàng hóa nhập trước – Xuất sau ( LIFO)
  • Tải trọng trên mỗi pallet : 1000 –3000 Kg , hoặc hơn theo yêu cầu
  • Tăng diện tích lưu trữ thêm 70%

 

Push Back Rack làm việc như thế nào?

Hệ thống push back racking gồm 2 đường ray nghiêng và loạt xe đẩy bề mặt phẳng để đặt hàng. Những xe đẩy này chồng lên nhau gắn lên 2 đường ray. Ví dụ, 1 khoang có chiều sâu chứa được 4 pallet sẽ có 3 xe đẩy chồng nhau. Pallet đầu tiên được forklift chất lên xe đẩy thứ nhất.
Khi người điều hành forklift đến với pallet thứ hai. Họ đẩy pallet đầu ra phía sau trong quá trình đặt pallet thứ hai lên xe đẩy chính giữa. Tương tự, pallet thứ ba đẩy pallet thứ hai và thứ nhất ra phía sau. Đến khi hàng hóa được đặt hoàn toàn lên xe đẩy thứ ba. Pallet cuối cùng đẩy những pallet trước đó tiếp tục lùi về sau. Đến khi được đặt vừa vặn trên hai đường ray.
Khi lấy hàng, quá trình đó cũng lặp lại như khi chất hàng. Hệ thống đường ray được đặt nghiêng về phía forklift cất và lấy hàng. Để khi người điều hành forklift nhấc pallet ngoài cùng trên đường ray và đưa ra ngoài. Pallet thứ ba trên máng trượt sẽ trượt tới thế chỗ pallet đó. Họ có thể dịch chuyển mỗi pallet theo thứ tự cho đến khi toàn khoang đã rỗng.

Hiệu quả mang lại của push rack rack

Bất cứ nhà kho nào cũng mong muốn tăng sức chứa. Vì thế push back rack là sự lựa chọn tốt nhất. Hệ thống racking này luôn sẵn sàng để dùng cho việc làm lạnh hoặc làm mát. Không yêu cầu forklift đặc biệt.
Push back rack cung cấp đến hơn 90% không gian lưu trữ so với selective rack truyền thống. Đó là lý do loại hệ thống này bùng nổ và sớm trở nên phổ biến. Nhanh chóng trở thành phương thức lưu trữ được ưa chuộng.
Hệ thống racking đẩy là giải pháp hữu hiệu cho việc bảo quản đa dạng các loại pallet của cùng mã hàng, với mỗi khoang có thể chứa được từ 2 đến 5 pallet, Hệ thống racking đẩy làm việc với tất cả các loại xe nâng forklift, bao gồm Counterbalance forklift ( Xe nâng cơ giới cơ bản ), Narrow-aisle forklift (Xe nâng trong phạm vị hẹp) và Swing Reach forklift ( Xe nâng có thể nâng hàng lên cao). Mỗi khoang chứa pallet hoạt động một cách độc lập, Hệ thống lưu trữ đẩy pallet như thế cung cấp lựa chọn linh hoạt hơn so với Drive-in racking – Hệ thống lưu trữ tốt nhất cho nhiều pallet của chỉ một số ít mã hàng

Lợi ích:

Xe tải nâng hàng không thực sự vào trong hệ thống racking này. Giới hạn khả năng gây ra hư hại cho racking. Vì thế, push back rack được cho là an toàn hơn và đơn giản sử dụng hơn drive-In rack.

Lưu ý khi cất hàng:

Pallet đầu tiên chất lên khoang luôn luôn nằm trên xe đẩy ở vị trí cao nhất. Pallet nên được nhấc cao hơn ít nhất 1 inch so với mặt bằng đường ray. Việc giữ độ cao pallet khi cất và lấy hàng luôn là điều quan trọng. Khi hàng được đặt trên mặt phẳng xe đẩy, nó nên được đặt ngay chính giữa xe đẩy – Đảm bảo không có phần dư ra của bề mặt xe đẩy. Khi không nhìn thấy mặt phẳng tấm kim loại tức là khoang lưu trữ đã đầy.

Lưu ý khi lấy hàng:

Khi forklift nhấc pallet đầu tiên, những pallet trên racking liên tục trượt về phía trước. Nếu forklift nhấc hàng quá nhanh, những pallet còn lại có thể trượt về phía trước với momen lớn. Kết quả có thể làm tổn hại hàng hóa và tổn hại hệ thống racking.
 

Flow Rack:


Còn được biết đến là racking trọng lực. Flow rack được sử dụng phổ biến cho tình huống lưu trữ dày đặc. Với hệ thống này, những khối hàng được chất ở đầu cao hơn. Di chuyển đến đầu thấp hơn sử dụng quy trình FIFO. Sự xoay vòng của sản phẩm trở nên tự động khi chất và lấy hàng. Fow rack tận dụng lực hút trái đất, khiến pallet trượt từ nơi cao hơn đến nơi thấp hơn. Cùng tính năng hãm hay tốc độ của hệ thống điều khiển để điều chỉnh chuyển động của hàng hóa. Một ích lợi của flow rack là nó không sử dụng điện. Bởi trọng lực là nhân tố chính tác động đến sự dịch chuyển của pallet.
Pallet flow rack, hoạt động bằng lực trọng trường theo quy trình FIFO. Là hệ thống racking đem lại sự đột phá gần đây. Với flow rack, bạn có thể đạt được việc lưu trữ dày đặc, trong khi vẫn đảm bảo duy trì trình tự FIFO.

Hệ thống này tối đa hóa không gian lưu trữ bằng cách tối thiểu hóa lối đi. Bên cạnh đó còn được thiết kế để đặt được 20 pallet độ sâu trong một khoang. Cho phép xoay vòng hàng tồn kho nhanh và hiệu quả.

Lưu ý khi cất hàng:

Trong hệ thống flow rack, pallet được chất ở một đầu và di chuyển thông qua đường trượt đến đầu bên kia khi nó được nhấc ra khỏi hệ thống. Điều quan trọng là đặt pallet vào vị phí phù hợp trên vật trợ tải của hệ thống rack.

Lưu ý khi lấy hàng:

Một khi pallets dịch chuyển thông qua trọng lực đến đầu unloading của hệ thống racking. Chúng vẫn sẽ ở đó đến khi được unload. Khi pallet đã được unload, pallet kế tiếp nó sẽ trượt tới soán chỗ. Dễ va đập với hàng rào chắn phía trước nếu tốc độ lấy hàng quá nhanh. Vì thế nên lấy hàng với tốc độ phù hợp để có một quá trình chuyển tiếp trơn tru.

Một số từ chuyên ngành:

SKU: Đơn vị hàng hóa (Mã hàng)
Pallet:Kiện hàng. Cấu trúc phẳng đặt dưới hàng hóa để cố định hàng hóa khi nâng hoặc hạ hàng từ phương tiện vận tải.
Unloading: Qúa trình lấy hàng
Loading: Qúa trình cất hàng
 
Nguồn: Camcode
Dịch: Tam Doan

Thẻ Học thuậtKiến thứcLogisticsPhân loại rackingRackingRacking là gì
Advertisement Banner
Bài viết trước

Racking là gì? Phân loại racking (Phần 1)

Bài viết tiếp theo

Cross Docking và tổng quan về Cross Docking (Phần 1) – UTLogs Club

Tâm Đoan

Tâm Đoan

Hello các bạn! Mình là Tâm Đoan - là thành viên của ban Đối Ngoại.

Related Posts

Logistics

Cầu lục địa – Transcontinental Bridges và những điều bạn cần biết

03/12/2022
Câu hỏi thường gặp

5 Phương thức Thanh toán Quốc tế trong Xuất Nhập Khẩu

12/08/2022
Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?
Câu hỏi thường gặp

Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?

10/08/2022
Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng
Logistics

Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT
Kiến thức quanh ta

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT

28/07/2022
Kiến thức quanh ta

Một số loại vận đơn thường gặp

29/07/2022
Bài viết tiếp theo
Cross docking

Cross Docking và tổng quan về Cross Docking (Phần 1) - UTLogs Club

Discussion about this post

Categories

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cuộc thi
  • E-commerce
  • Giới thiệu
  • Kho hàng
  • Kiến thức quanh ta
  • Logistics
  • Nghề nghiệp
  • Phân phối
  • Phương thức thanh toán
  • Quy tắc giá trị gia tăng trong Logistics
  • Ra trường làm gì?
  • Sự kiện
  • Supply chain
  • Tài liệu học tập
  • Tuyển dụng
  • UTLogs Club

Tags

big dataBáo cáo Logistics Việt Nam 2018Chuỗi cung ứngCovid 19Cross docking là gìcâu lạc bộ UTLogsE-commerceecommercefieldtripgiao hàng chặng cuốiGiá trị gia tăngGiá trị gia tăng kho hàngHondaVietNamHoạt độnghàng tồn khoHọc thuậtincotermskho hàngKiến thứclast mile deliverylazadaexpressLogisticslogistics Việt NamNgành Logistics ra trường làm gìPhân loại rackingQuy tắc giá trị gia tăng trong Logisticsquản lý kho hàngquản trị kho hàngRackingRacking là gìsmartlogSupply chainSupply Chain BookTechnologytham quanThương mại điện tửthực tập sinhTIN TỨCtiếng anh chuyên ngànhTMĐTTrung tâm phân phốiTuyển thành viênviệc làm logisticsVận chuyển trong logisticswarehouse

© 2019 Developed by UTLogs Club

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu