Với đặc điểm thị trường dịch vụ Logistics mới phát triển trong những năm gần đây. Nhân lực Logistics Việt Nam có điểm mạnh là nguồn nhân lực trẻ, năng động, sẵn sàng chịu đựng thử thách cũng như rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực logistics đang thiếu về số lượng và tính chuyên nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây nhiều trường cao đẳng, đại học đã có những chương trình đào tạo chính quy chất lượng. Điều này đã thu hút nhiều sinh viên đăng kí nguyện vọng học các ngành về Logistics. Vậy các bạn đã từng nghĩ, sau tốt nghiệp, sinh viên Logistics sẽ làm những công việc nào chưa? Hãy cùng UTLogs tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Nhân viên chứng từ (document staff)
a, Nhân viên chứng từ là gì?
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu (Document staff) là một vị trí khá phổ biến đối với sinh viên ngành Logistics. Vị trí này sẽ thường xuyên phải làm việc với các loại chứng từ, văn bản có liên quan đến xuất – nhập hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp.
Thông thường, vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu thường có nhiều mảng như sau:
- Chứng từ hàng sea xuất/nhập;
- Chứng từ khai báo, thủ tục hải quan;
- Chứng từ hàng air xuất/nhập;
- Chứng từ thanh toán quốc tế;
- Chứng từ cước – logistics.
b, Mô tả công việc
Tùy vào bạn làm cho mảng nào hoặc từng doanh nghiệp, quy mô mà sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số nghiệp vụ cơ bản của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu như sau:
- Thực hiện chuẩn bị các chứng từ hoặc hồ sơ có liên quan đến hàng hóa như các mẫu kiểm định, làm C/O.
- Làm chứng từ hỗ trợ cho khách hàng, các đối tác, đơn vị cung cấp, vận chuyển khi cần thiết.
- Liên hệ với khách hàng để sắp xếp lịch vận chuyển và theo dõi tiến độ công việc.
- Soạn thảo các loại hợp đồng như hợp đồng kho bãi, hợp đồng thuê container, các loại hóa đơn thương mại, Packing list, PO, D/O,..
- Thực hiện làm các House Bill, Texlex Release khi cần thiết.
- Kiểm soát các loại chi phí như phí vận chuyển container, phí vệ sinh, phí DEM/DET,…
- Thực hiện các thanh toán quốc tế, chuẩn bị các chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Quản lý, phân loại, lưu trữ các chứng từ.
- Theo dõi quá trình vận chuyển giao hàng, nhận hàng.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến các chứng từ giao, nhận, thông quan,…
- Liên hệ trực tiếp với các đại lý, đối tác ở nước ngoài.
c, Những kỹ năng cần có khi làm nhân viên chứng từ
Kỹ năng cần có của một nhân viên chứng từ
Để có thể trở thành nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, bạn sẽ cần rèn luyện cho mình những kỹ năng sau đây:
- Trình độ chuyên môn: Đây là một kỹ năng bắt buộc bởi lĩnh vực xuất nhập khẩu là một trong những ngành tương đối khó trên thị trường. Bạn sẽ cần vận dụng khá nhiều chuyên môn hoặc kiến thức liên quan khác như quản trị, ngoại thương, ngoại ngữ, kinh tế, pháp luật,… để có thể làm việc tại vị trí này.
- Kỹ năng đàm phán: Đây là một công việc mà bạn sẽ phải thực hiện nhiều khi làm nhân viên chứng từ.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu sẽ cần phải làm việc với nhiều bên liên quan như vận tải, nhà cung cấp, hải quan,…
- Một số kỹ năng khác như soạn thảo chứng từ, kỹ năng văn phòng,…
Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)
a, Chuyên viên thu mua là gì?
Đây là người có trách nhiệm thu thập hoặc mua hàng hóa và dịch vụ trong một đơn vị hoạt động kinh doanh. Quá trình này sẽ bao gồm việc xem xét nhu cầu, chuẩn bị, tiếp nhận hàng hóa và thanh toán. Đây là bộ phận rất quan trọng của một doanh nghiệp. Để làm được công việc này, bạn cần phải có nhiều kỹ năng và được đào tạo một cách bài bản.
b, Mô tả công việc
Bạn cần phải đảm bảo đủ nguyên vật liệu để duy trì sản xuất và kinh doanh của công ty. Và hơn hết họ phải đạt lợi ích tối đa khi đàm phán về thời gian và chi phí với nhà cung cấp. Vậy nhân viên thu mua là làm gì?
- Phối hợp với phòng kế hoạch và sản xuất để tạo ra kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm
- Đưa ra yêu cầu mua hàng, thực hiện lựa chọn nhà cung cấp và quản lý quá trình này.
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ tài liệu cần thiết mà nhà cung cấp cần.
- Đàm phán với nhà cung cấp để mang đến phương án tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
- Theo dõi tình trạng đơn hàng để có thể hỗ trợ nhanh chóng các sự cố xảy ra.
- Kiểm tra, duy trì các đơn đặt hàng cho đến khi hết hợp đồng với nhà cung cấp.
- Phối hợp và quản lý nhân viên tài chính, logistics khi tiếp nhận hóa đơn sai lệch.
- Báo cáo kết quả lên bộ phận quản lý.
c, Những kỹ năng cần có
Để thực hiện tốt tất cả những công việc trên thì chuyên viên thu mua cần các kỹ năng như:
- Am hiểu các kiến thức về hàng hóa và giá cả thị trường.
- Biết lên kế hoạch thu mua
- Quản lý tài chính
- Giao tiếp và đàm phán
- Sáng tạo và luôn cập nhật những cái mới
- Quản lý tốt các mối quan hệ
- Có năng khiếu kinh doanh
- Quản lý hợp đồng, theo dõi việc vận chuyển và xử lý sự cố
Nhân viên hiện trường (operation staff)
a, Nhân viên hiện trường là gì?
Đây một vị trí quan trọng trong ngành logistics. Công việc chủ yếu của vị trí này sẽ làm việc trực tiếp với đơn hàng và hàng hóa tại cảng, kho bãi, các cơ quan thuế, hải quan.
b, Mô tả công việc
Nếu bạn chưa nắm đượcnhân viên hiện trường là gìthì cụ thể, bản mô tả công việc nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu sẽ gồm những công việc như sau:
- Phối hợp với bộ phận chứng từ xuất nhập khẩu (Documents) và bộ phận Kinh doanh (Sales) thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu cho lô hàng: thủ tục hải quan giúp hàng hóa được thông quan thành công, bộ vận đơn B/L (bill of lading), chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (Certificate of Origin), giấy kiểm định chất lượng, chứng từ thuế
- Trực tiếp điều phối các hoạt động tại kho CFS, cảng, cảng hàng không
- Liên hệ, làm việc với khách hàng và đơn vị vận tải, cơ quan thuế, cơ quan hải quan,… để tiếp nhận và xử lý thông tin, chứng từ,…
- Quản lý, giám sát, theo dõi, kiểm tra tình hình hàng hóa trong kho và trên cảng trước khi lên các phương tiện vận chuyển
- Lập báo cáo công việc tới cấp trên và các bộ phận liên quan
c, Những kỹ năng cần có
Để có thể trở thành một nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu bạn cần:
- Nắm chắc kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu như: Giao dịch thương mại quốc tế, vận tải, logistics, nghiệp vụ hải quan, pháp luật trong hoạt động thương mại,…
- Tích lũy kinh nghiệm thực tế về các loại chứng từ xuất nhập khẩu, các quy định, nghị định, thông tư hiện hành về hàng hóa, các văn bản luật có liên quan đến xuất nhập khẩu,…
- Khả năng ngoại ngữ khá. Đọc hiểu hợp đồng xuất nhập khẩu. Trao đổi được với khác hàng và đối tác nước ngoài là một điểm cộng lớn.
- Trau dồi các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý tình huống trong công việc.
Discussion about this post