UTlogs Club
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Câu hỏi thường gặp

Sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi

Tuấn Cơmtác giảTuấn Cơm
23/04/2022
trongCâu hỏi thường gặp, Logistics
0
0
SHARES
5.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung bài viết

  • Logistics ngược là gì? (Reverse Logistics)
  • Tìm hiểu sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi
    • Bảng phân biệt logistics ngược và logistics xuôi:
    • Các bước thực hiện logistics ngược
      • Thường sẽ có 3 cách xử lý sản phẩm như sau:
    • Sự bùng nổ của e-commerce gia tăng hoạt động logistics ngược?
    • Những lợi ích của một hệ thống logistics ngược hiệu quả:
      • Giảm thiểu chi phí:
      • Góp phần nâng cao trình độ phục vụ khách hàng:
      • Tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi
      • Logistics ngược giúp bảo vệ môi trường.

Nội dung bài viết

  • Logistics ngược là gì? (Reverse Logistics)
  • Tìm hiểu sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi
    • Bảng phân biệt logistics ngược và logistics xuôi:
    • Các bước thực hiện logistics ngược
      • Thường sẽ có 3 cách xử lý sản phẩm như sau:
    • Sự bùng nổ của e-commerce gia tăng hoạt động logistics ngược?
    • Những lợi ích của một hệ thống logistics ngược hiệu quả:
      • Giảm thiểu chi phí:
      • Góp phần nâng cao trình độ phục vụ khách hàng:
      • Tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi
      • Logistics ngược giúp bảo vệ môi trường.

Logistics ngược là gì? (Reverse Logistics)

Sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi | UTLogs Club
Từ trước đến này đã có nhiều người đưa ra khái niệm của logistics ngược. Nhưng khái niệm do Rogers và Tibben-Lembke đưa ra vào năm 1999 nhấn mạnh đầy đủ vào mục tiêu cũng như những quá trình diễn ra bên trong logistics ngược. Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp”.

Tìm hiểu sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi

Như vậy, logistics ngược bao gồm những hoạt động như logistics xuôi nhưng được làm theo quy trình ngược lại. Và còn những bước khác như phân loại, chọn lọc,… Những bước không có trong quy trình logistics xuôi.

Bảng phân biệt logistics ngược và logistics xuôi:

 Logistics xuôi Logistics ngược
Dự báo tương đối đơn giản hơnDự báo khó khăn hơn
Vận chuyển từ một nơi đến nhiều nơiVận chuyển từ nhiều nơi tới một nơi
Chất lượng sản phẩm đồng nhấtChất lượng sản phẩm không đồng nhất
Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóaBao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy
Giá cả tương quan đồng nhấtGiá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Tốc độ là quan trọngTốc độ thường không được xem là ưu tiên
Chi phí có thể giám sát chặt chẽChi phí không thể nhìn thấy trực tiếp
Quản lý dự trữ nhất quánQuản lý dự trữ không nhất quán
Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràngMâu thuẫn về sở hữu trách nhiệm vật chất

Các bước thực hiện logistics ngược

Sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi | UTLogs Club
1. Tập hợp: (Retrieve → Transport → Receive): thu về các sản phẩm không bán được, những sản phẩm có khiếm khuyết. Và vận chuyển chúng đến những điểm phục hồi.
2. Kiểm tra và chọn lọc (Inspect → Sort): khi sản phẩm về đến DC/Warehouse, sản phẩm sẽ được tháo lắp, phân tích kỹ lưỡng những khiếm khuyết. Và những phần nào còn sử dụng được, sau đó sản phẩm sẽ được chọn lọc và phân loại để phù hợp với quá trình xử lý tiếp theo. Kết quả của giai đoạn 2 rất quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết sản phẩm thương mại.
3. Xử lý (Process):

Thường sẽ có 3 cách xử lý sản phẩm như sau:

  • Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại: Được áp dụng khi sản phẩm được đưa vào thị trường khá lâu nhưng không bán được vì khách hàng không có nhu cầu; hoặc nhu cầu bão hòa → thu hồi để bán ở thị trường đang có nhu cầu hoặc thông qua các cửa hàng giảm giá.
  • Phục hồi sản phẩm (sửa lại, làm mới, sản xuất lại, tháo lắp để lấy phần còn sử dụng được): được áp dụng khi chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay vòng tiếp tục sử dụng: Linh kiện, các loại bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy tinh); container và hầu hết các thiết bị thuê ngoài. Đối với sản phẩm mà công dụng, màu sắc; tính năng không đáo ứng được nhu cầu khách hàng thì phải sửa chữa; nâng cấp lại, làm mới sản phẩm và đưa vào mạng phân phối.
  • Xử lý rác thải: đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được với những hình thức trên vì điều kiện tồi tệ của sản phẩm. Hay vì giới hạn luật pháp và trách nhiệm với môi trường, doanh nghiệp sẽ cố gắng vứt bỏ với chi phí thấp nhất.

Sự bùng nổ của e-commerce gia tăng hoạt động logistics ngược?

Logistics ngược chính là một trong những thách thức lớn đối với ecommerce bởi vì số lượng hàng hóa lớn và chi phí vận chuyển khá cao. Nhưng một chuỗi logistics ngược hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp. Bao gồm tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu chi phí phân phối và lưu kho. Thật ra số lượng hàng hóa được vận chuyển về trong suốt chuỗi cung ứng nhiều hơn mức mà mọi người thường nghĩ. sildenafil viagra
Ví dụ: Số lượng hàng hóa được trả về chiếm 3% đến 50% trong tổng số vận chuyển của tất cả thị trường. Trong một vài thị trường như xuất bản sách, tạp chí; bán lẻ catalogue hay cardvisit, có tới hơn 20% số sản phần bán ra được trả về nhà sản xuất. Chính vì vậy, logistics ngược là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng góp phần xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Và giữ vững lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp và nhà bán lẻ.

Những lợi ích của một hệ thống logistics ngược hiệu quả:

  • Giảm thiểu chi phí:

Sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi | UTLogs Club
Nhà sản xuất chi tiêu từ 9% đến 14% tổng doanh thu hàng năm cho hàng trả về (theo Abdendeen Group). Nhưng bằng việc chuẩn bị trước cho việc hoàn trả và thực hiện các bước thu hồi đúng cách, sẽ làm giảm thiểu các chi phí liên quan: chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm. Cải thiện logistics thu hồi có thể tăng đến 5% tổng doanh số bán hàng (theo Greve – Davis Consulting).

  • Góp phần nâng cao trình độ phục vụ khách hàng:

Giải quyết những hư hỏng, sai lầm cũng quan trọng như là bán hàng vậy. Chính vì vậy, nếu một khách hàng có trải nghiệm không tốt với hàng hóa, nhiệm vụ của bạn là phải chỉnh sửa lại điều đó. Thông qua việc thu hồi sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để khắc phục, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng… sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, một chính sách thu hồi tốt góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

  • Tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi

Ở nhiều khâu của logistics xuôi xuất hiện sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa, bao bì lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm bảo đưa các sản phẩm này trở lại kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì phải phát sinh một loạt hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này.

  • Logistics ngược giúp bảo vệ môi trường.

Thông qua việc thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ một cách có trách nhiệm, doanh nghiệp sẽ giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của doanh nghiệp. (Các nước Phương Tây rất chú trọng về việc bảo vệ môi trường).
Sự khác biệt giữa logistics ngược và logistics xuôi | UTLogs Club
Các nguồn tham khảo:

    • vlr.vn – Tất tần tật về Logistics ngược by Trần Thị Thu Hương
    • cerasis. com – Hậu cần ngược của Adam Robinson là gì
    • slideshare. net – Reverse Logistics bởi Khaja Hammaduddin
Thẻ Logisticslogistics ngược và logistics xuôiThương mại điện tử
Advertisement Banner
Bài viết trước

Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là gì?

Bài viết tiếp theo

Những khoảnh khắc sinh nhật câu lạc bộ UTLogs lần 3 | Ngày 27/10/2018

Tuấn Cơm

Tuấn Cơm

Tuấn Cơm - Founder logisticsclub.vn. Hiện đang hoạt động trong ban Marketing & Website Câu lạc bộ UTlogs. Là một Freelancer có niềm yêu thích về logistics, marketing, công nghệ, viết blog,... và ngồi quán cà phê.

Related Posts

Logistics

Cầu lục địa – Transcontinental Bridges và những điều bạn cần biết

03/12/2022
Câu hỏi thường gặp

5 Phương thức Thanh toán Quốc tế trong Xuất Nhập Khẩu

12/08/2022
Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?
Câu hỏi thường gặp

Sau tốt nghiệp, các sinh viên ngành Logistics làm công việc nào?

10/08/2022
Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng
Logistics

Big Data và hướng đi mới trong Quản lý Chuỗi cung ứng

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT
Kiến thức quanh ta

Thẻ Kanban là gì? Nội dung, lợi ích và cách thức hoạt động của thẻ Kanban trong hệ thống JIT

28/07/2022
Kiến thức quanh ta

Một số loại vận đơn thường gặp

29/07/2022
Bài viết tiếp theo
Sinh nhật UTlogs CLub

Những khoảnh khắc sinh nhật câu lạc bộ UTLogs lần 3 | Ngày 27/10/2018

Discussion about this post

Categories

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cuộc thi
  • E-commerce
  • Giới thiệu
  • Kho hàng
  • Kiến thức quanh ta
  • Logistics
  • Nghề nghiệp
  • Phân phối
  • Phương thức thanh toán
  • Quy tắc giá trị gia tăng trong Logistics
  • Ra trường làm gì?
  • Sự kiện
  • Supply chain
  • Tài liệu học tập
  • Tuyển dụng
  • UTLogs Club

Tags

big dataBáo cáo Logistics Việt Nam 2018Chuỗi cung ứngCovid 19Cross docking là gìcâu lạc bộ UTLogsE-commerceecommercefieldtripgiao hàng chặng cuốiGiá trị gia tăngGiá trị gia tăng kho hàngHondaVietNamHoạt độnghàng tồn khoHọc thuậtincotermskho hàngKiến thứclast mile deliverylazadaexpressLogisticslogistics Việt NamNgành Logistics ra trường làm gìPhân loại rackingQuy tắc giá trị gia tăng trong Logisticsquản lý kho hàngquản trị kho hàngRackingRacking là gìsmartlogSupply chainSupply Chain BookTechnologytham quanThương mại điện tửthực tập sinhTIN TỨCtiếng anh chuyên ngànhTMĐTTrung tâm phân phốiTuyển thành viênviệc làm logisticsVận chuyển trong logisticswarehouse

© 2019 Developed by UTLogs Club

No Result
View All Result
  • Giới thiệu
  • Logistics
  • Supply chain
  • E-commerce
  • Sự kiện
  • Nghề nghiệp
    • Tuyển dụng
    • Câu hỏi thường gặp
    • Ra trường làm gì?
  • Tài liệu