Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Tổng quan
Những nghiên cứu về tác động của các hoạt động kinh tế lên môi trường đã cho thấy rằng: thương mại điện tử đã giúp cải thiện phát triển bền vững cho các nhà bán lẻ. Đây là do giảm tác động của việc vận chuyển hàng hóa lên môi trường, vốn là khâu thải ra nhiều khí độc hại nhất trong cả quy trình trao đổi hàng hóa.
Phân tích
Nghiên cứu hàng đầu từ MIT, GRESB, Quản lý Carbon đã đo lượng khí thải CO2 của các phương thức bán lẻ. Do đó, việc bán lẻ trong thương mại điện tử (TMĐT) sẽ bền vững hơn so với bán lẻ truyền thống. Vấn đề vận tải là nguyên nhân lớn nhất tác động đến môi trường. TMĐT thực sự hiệu quả hơn so với bán lẻ truyền thống nhờ vào việc vận chuyển hợp nhất (vận chuyển nhiều món hàng và phân phối đến khách hàng cuối cùng trên một lộ trình định sẵn). viagra rcp
Trong tương lai, tính phát triển bền vững ngày càng được cải thiện, vì chuỗi cung ứng luôn luôn được tối ưu hóa. Điều này mang lại cả lợi ích về môi trường và vận hành doanh nghiệp. Có ba khía cạnh của các lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt khi được kết hợp lại với nhau, bao gồm:
1. Vị trí chiến lược
Hiện nay, chuỗi cung ứng được đặt mạng lưới hoạt động gần với khách hàng cuối cùng. Mục đích của việc này là để lần lượt giảm lượng carbon thải ra môi trường, giảm quãng đường vận chuyển và cắt giảm chi phí vận hành.
Cụ thể
Đặt hàng hóa gần với khách hàng cuối cùng để tạo ra các lợi ích về môi trường bằng việc hợp nhất các gói hàng, tối ưu sức chứa cho các xe vận chuyển vào thành phố. Việc này tạo ra cơ hội để giảm tổng lượng khí thải do vận chuyển nhờ vào việc phân phối hiệu quả (Xem sơ đồ 1). Chiến lược phân phối này được hỗ trợ bằng những hoạch định từ phân tích và công nghệ, để định ra những lộ trình tối ưu nhất.

2. Kênh bán hàng
Các nhà kinh doanh chủ động tìm kiếm giải pháp giảm chi phí thông qua việc gom các đơn hàng và tối ưu mạng lưới kinh doanh.
Bằng việc tập trung vận chuyển hàng hóa vào một mạng lưới tổng hợp tối ưu, việc mua sắm trực tuyến giúp giảm 50% lượng khí thải ra môi trường so với bán lẻ truyền thống. Điều này chỉ ra rằng việc kinh doanh trực tuyến có tính phát triển bền vững tốt hơn so với bán lẻ tại các cửa hàng. Các loại hình mua sắm khác nhau sẽ dẫn đến những tác động khác nhau đến môi trường. Ví dụ: kích thước giỏ hàng, khả năng chở của khách hàng, tỷ lệ hoàn vốn và số chuyến đi ảnh hưởng đến lượng Các bon thải ra môi trường.
Cụ thể
Khi khách hàng mua sắm trực tuyến, họ hiển nhiên sẽ không cần phải đến các cửa hiệu để mua hàng, Thay vì thế, những đơn hàng của họ được hợp nhất với đơn của khách hàng khác, đặt vào chung trong một xe vận tải lớn và di chuyển trên một lộ trình phân phát cố định. Theo MIT, phương pháp giao hàng vượt trội hơn hẳn việc từng khách hàng phải đến từng cửa hàng để mua từng món hàng, và nó giúp giảm hẳn lượng khí thải đến môi trường. Thực tế là, nếu lượng đơn đặt hàng càng tăng, thì tính hiệu quả cao.
Rõ ràng rằng, lượng bao gói sử dụng trong mua sắm trực tuyến nhiều hơn phương thức truyền thống. Xét về tổng thể, chúng được được tính chỉ đóng góp khoảng 1,0 kg CO2 và chiếm phần lớn tác động đến môi trường khi mua sắm trực tuyến, tuy nhiên, chúng ít tác động hơn vận chuyển (giảm khoảng 25%) so với phương thức thông thường (Xem biểu đồ 2).

MIT Center for Transportation & Logistics
3. Công nghệ là tương lai
Khi các chủ sở hữu và những người sử dụng bất động sản logistics ngày càng hiểu rõ về năng lượng tái tạo và các công nghệ xây dựng phát triển bền vững, những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trở nên rất thực tế.
Cụ thể
Giao hàng bằng các phương tiện điện tử ngày càng phát triển và mang lại lợi ích kinh tế. Hơn 90% các chuyến giao hàng trong phạm vi 100 dặm, một khoảng các hợp lí cho các phương tiện không khí thải. Về phía khách hàng và các nhà đầu tư, chìa khóa quyết định việc phát triển bền vững này hoàn toàn nằm trong tay khách hàng. Những nhà đầu tư rót tiền vào công nghệ với mục đích nêu trên sẽ đi trước các đối thủ cạnh tranh và giành được sự trung thành của khách hàng. Từ đó, doanh thu của những nhà đầu tư quan tâm đến phát triển bền vững cũng sẽ tăng qua thời gian.
Tổng kết
Tóm lại, bất động sản logistics là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng cũng như tính bền vững trong thời đại TMĐT. Sự tập trung phân phối ở các khu vực đô thị giúp giảm lượng khí thải ra môi trường. Đồng thời, sự phát triển của TMĐT đang hỗ trợ cho phát triển bền vững, khi việc kết hợp các các đơn hàng để phân phối ngày càng nhịp nhàng và hiệu quả, dù cho nó tạo ra nhiều bao bì và tỉ lệ hoàn vốn cao hơn. Ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp bền vững mới và công nghệ vận tải cũng ngày càng tăng lên, song song với ý thức về môi trường của người tiêu dùng.
Nguồn tham khảo: https://www.prologis.com
Discussion about this post