“Startup” là từ mà các bạn trẻ hiện nay luôn mong muốn thực hiện nó. Họ luôn khát khao được “cháy” hết mình với những hoài bão của riêng họ và có nguồn thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, việc startup hiện nay là vô cùng khó khăn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một startup. Vậy yếu tố công nghệ đã tác động như thế nào đến các startup logistics nói riêng và startup nói chung? Hãy cùng UTLogs tìm hiểu vấn đề này nhé!
Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
I. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ logistics
1. Giảm chi phí
Việc ứng dụng công nghệ logistics giúp các startup giảm thiểu chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm. Một số chi phí có thể kể đến như:
- Chi phí quản lý nguồn nhân lực, quy trình hoạt động, cải thiện năng suất lao động.
- Chi phí vận chuyển, quản lý kho bãi.
- Tránh lãng phí nguyên vật liệu, từ đó cắt giảm các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu.
2. Thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra dự báo
Với sự phát triển của công nghệ 4.0, các startup đã dần thay ghi chép số liệu bằng giấy tờ, văn bản bằng các phần mềm lữu trữ dữ liệu. Các phần mềm có thể được biết đến như: google sheets, excel online,… Các ứng dụng này giúp các startup dễ dàng thu thập, thông kê số liệu, tiến hành phân tích tình hình hoạt động của công ty. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đề ra những biện pháp khắc phục và dự báo dựa trên những dữ liệu đã thu thập. Đây là công cụ rất tiện lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo tính thống nhất và giảm thiểu sai xót.
3. Đồng bộ hóa thông tin giữa các mắt xích chuỗi cung ứng
Việc ứng dụng tốt các phần mềm, công nghệ như: blockchain, điện toán đám mây, AI,… trong logistics đã giúp các doanh nghiệp đồng bộ hóa thông tin. Từ đó đảm bảo tính thống nhất thông tin giữa các công ty trong chuỗi. Tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp có thể xử lý các rủi ro trong quá trình vận chuyển, nguồn hàng, đơn đặt hàng,…
II. Các giải pháp công nghệ được ứng dụng trong Logistics
1. Big Data và phân tích dữ liệu
Cùng với sự phát triển về quy mô của tiến trình số hóa, các doanh nghiệp hiện đang có một nguồn dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng Big Data – tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp. Phần mềm này là nguồn dữ liệu để các doanh nghiệp phân tích và đưa ra các dự báo. Những dự báo này giúp tăng độ chính xác khi đưa ra các chiến lược, mang lại lợi thế cạnh tranh.
Phân tích dựa trên Big Data giúp thu được những dự báo nhu cầu, chiến lược tối ưu hóa tuyến đường, quản lý tồn kho và nhân lực hiệu quả,… Điều này sẽ cải thiện chất lượng và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Au vue de priligy ces prix moins cher, vous comprenez pourquoi notre site est le premier choix société pour acheter levitra, pilules ou cialis en ligne.
2. Công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain có vai trò như một sổ cái kỹ thuật. Nơi đây sẽ giám sát chặt chẽ những giao dịch và thông tin quan trọng. Công nghệ này chống lại việc thay đổi và gian lận dữ liệu. Một khi dữ liệu đã nhập vào mạng lưới thì không còn cách nào có thể thay đổi được.
Blockchain có thể tạo điều kiện cho sự minh bạch hơn giữa các bên liên quan chuỗi cung ứng, hỗ trợ tự động hoá các quy trình hành chính và thương mại. Trong ngành Logistics, Blockchain giúp đẩy mạnh quá trình vận chuyển. Tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nhờ quá trình vận hành và quản lý tự động.
3. Công nghệ điện toán đám mây trong logistics (Cloud Logistics)
Điện toán đám mây tạo ra một môi trường làm việc ảo giúp doanh nghiệp thực hiện được ý đồ kinh doanh, phát triển chiến lược, lưu trữ dữ liệu, … Hơn nữa, điện toán đám mấy có tính linh hoạt cao; cung cấp, phân phát tài nguyên một cách hiệu quả.
Cloud cung cấp dịch vụ vượt trội nhờ khả năng tối ưu hóa quy trình và thời gian sản xuất. Đồng thời tạo dựng hệ thống kết nối liên tục với khách hàng, đơn vị cung cấp và đối tác. Ngành logistics là ngành liên quan tới vận tải, xuất nhập khẩu, hải quan, sản xuất và cung ứng,… Nên có rất nhiều các khâu cần quản lý như các hàng hóa xuất khẩu, phương thức vận tải, các giao dịch, tình hình nhập xuất của kho bãi,… Mỗi mảng này đều chứa rất nhiều dữ liệu quan trọng, mà thiết bị bộ nhớ không chứa hết. Và điện toán đám mây ra đời chính là vị cứu tinh của logistics.
4. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Các giải pháp AI tiên tiến đang được ứng dụng ở nhiều bộ phận trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các hoạt động kho hàng. AI đã góp phần chuyển đổi cách thức các nhà cung cấp dịch vụ Logistics hoạt động. Trong Logistics, AI sẽ cho phép tự động hóa các hoạt động hỗ trợ, dự báo, quản lí tài sản. Góp phần tạo ra các mô hình trải nghiệm khách hàng mới.
Khái niệm robot AI và tự động hóa cũng được ra đời và triển khai rộng rãi trong chuỗi cung ứng. Vai trò của robot là hỗ trợ người lao động. Nó sẽ làm những công việc liên quan đến thể chất và các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Ví dụ robot kho hàng có khả năng phát hiện sản phẩm, lấy hàng và lấp đầy các kệ hàng một cách hiệu quả và giúp tiết kiệm thời gian.
5. Phương tiện vận tải tự điều khiển
Ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics phải kể đến phương tiện xe chở hàng không người lái. Loại phương tiện này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Singapore,…Việc sử dụng xe chở hàng không người lái với lộ trình được cài đặt sẵn giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển lên tới 40% và đặc biệt là giảm tình trạng tai nạn giao thông gây tổn thất về người và hàng hóa.
Discussion about this post