KFC là cụm từ viết tắt tiếng Anh của từ Kentucky Fried Chicken. Đây là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh tại Mỹ, có món ăn chính là gà rán. Bố trí sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản trị kinh doanh, trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bố trí sản xuất khoa học, hợp lý sẽ tạo ra năng suất, chất lượng hoạt động hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, cho phép tận dụng tốt nhất mọi nguồn lực nhằm phát triển doanh nghiệp.Đánh giá về quy mô thì nhà hàng KFC đứng thứ 2 sau McDonald’s với số lượng nhà hàng quán ăn cực kỳ lớn. Chúng ta hãy cùng nhà Lốc đi tìm hiểu xem KFC đang áp dụng hình thức bố trí sản xuất nào để đạt được thành tựu lớn như thế nhé!

Nội dung bài viết
1. Bố trí mặt bằng sản xuất tại KFC
Phương pháp bố trí sản xuất của quy trình sản xuất KFC là bố trí theo nhóm. Nghĩa là con người và máy móc được sắp xếp thành một nhóm để có thể sản xuất tiện lợi và nhanh gọn. Bố trí theo nhóm là kết hợp của bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình.Với phương pháp bố trí dịch vụ theo nhóm và phong cách của KFC là “tự phục vụ”, nên KFC đã tối đa về hiệu quả bố trí mặt bằng, hơn nữa có thể hạn chế tối thiểu được sự gián đoạn trong hoạt động do không gian chật hẹp của mặt bằng.

Mặt bằng sản xuất của KFC là hình thức bố trí theo nhóm giúp đạt được nhiều mục tiêu. Giảm các hoạt động không tạo thêm giá trị như thời gian chờ đợi, tắc nghẽn, di chuyển. Bên cạnh đó ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất. Ở từng khu chế biến được bố trí theo sản phẩm:
Khu chế biến gà
Khi nhận đơn đặt hàng, lấy gà đã qua sơ chế tẩm bột ở thùng bột. Sau đó đưa sang chế biến ở máy chiên dầu – gà chiên hoặc lò vi sóng – gà nướng. Tiếp theo, lấy ra và xếp vào đĩa hoặc cho vào hộp theo đơn được khách hàng đặt. Cuối cùng là giao cho khách hàng khi gà vẫn còn nóng.

Khu chế biến bánh Burger
Sau khi nhận được đơn hàng, chúng ta sẽ chế biến, xử lý. Ưu tiên các nguyên liệu có thời gian chế biến lâu nhất trước (thông thường là gà, thịt bò, trứng). Các bước chế biến: Xử lý, chế biến các thành phần của bánh như gà, thịt bò, trứng. Khi bước chế biến còn từ 1-2 phút, nướng bánh sau đó tra sốt vào bánh. Cuối cùng cho các thành phần đã được chế biến vào bánh. Cuối cùng là đóng hộp sau đó giao cho khách khi bánh còn nóng.

2. Bố trí mặt bằng dịch vụ tại cửa hàng KFC

Cách bố trí bêntrongvà bên ngoài các cửa hàng KFC là một trong những điểm hấp dẫn và thu hút nhất trên toàn thế giới. Phối màu lý tưởng, ánh sáng hài hòa, sắp xếp chỗ ngồi thoải mái, nhân viên được đào tạo bài bản và phân cônglaođộng hợp lý,trangtrí nội thất hiện đại, quy trình nấu ănnhanhchóng và hợp lý, phân chia khu vực đặc biệt có khu dành riêng cho trẻ em, ... Đó là chính các chức năng của bố cụcKFC.
2.1. Lựa chọn bố trí mặt bằng
Như chúng ta đã biết, KFC là hệ thống nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn nhanh cho khách hàng. Cũng tương tự như các hệ thống khác nhưng được thiết kế để tiết kiệm thời gian hơn cho khách. Ta có thể biểu thị sơ đồ đó như sau:

Gồm 3 khu vực chính:
+ Khu vực 1 – Sitting Area: Khu bàn ăn cho khách
+ Khu vực 2 – Counter: Khu đặt món
+ Khu vực 3 – Kitchen: Khu chế biến và kho hàng
Fastfood Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh. Bởi không gian bên trong KFC được bố trí rộng rãi và sang trọng. Chính vì thế, khách hàng rất hài lòng với không gian được bố trí như vậy.
Nhờ phương pháp bố trí này mà KFC đã tận dụng được rất nhiều ưu thế:
+ Tiết kiệm được không gian sản xuất.
+ Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất chế biến.
+ Tăng mức độ sử dụng máy móc thiết bị
+ Tăng cường sự linh hoạt của nhân viên.
+ Phối hợp các công việc dễ dàng.
+ Giảm dự trữ thành phẩm.
+ Thức ăn được chế biến trực tiếp nóng giòn làm hài lòng khách hàng.
2.2. Lựa chọn vị trí cửa hàng
Vị trí thường ở các góc ngã tư, gần khu vực đông dân, tiện ích hoặc các trường học. Với thị trường mục tiêu là thanh niên, nghề nghiệp là nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên.
Những cửa hàng của KFC thường có hai mặt tiền. Tận dụng ánh sáng lung linh của đèn màu, vị trí đặt các bàn rất hợp lý và rộng rãi. Điều này kích thích những người đi đường bước vào cửa hàng.
Cách chọn vị trí như vậy sẽ gây được sự thu hút với khách hàng. Tuy nhiên chi phí thuê mặt bằng sẽ rất lớn và khó thuê được. Vì đây là những địa điểm hot mà nhiều của hàng khác muốn có.
3. Hiệu quả và khó khăn còn tồn đọng của KFC
3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bố trí mặt bằng
– Sử dụng không gian, thiết bị và con người hiệu quả
– Tăng dòng di chuyển của thông tin, vật liệu và con người
– Tăng sự thoải mái và môi trường làm việc an toàn
– Tăng sự tương tác giữa khách và chủ thể
– Linh hoạt
3.2. Hiệu quả
– Tiết kiệm được không gian sản xuất
– Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm được dễ dàng
– Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh, giảm thời gian chuẩn bị sản xuất chế biến
– Sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất
– Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định
– Giảm tồn kho sản phẩm sản xuất dở dang.
– Dễ dàng trong hoạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ. Khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao
3.3. Khó khăn
Khi khách đông sẽ dẫn đến quá tải. Có những mặt hàng vào nhiều thời điểm sẽ bị cháy hàng hoặc tồn đọng. Dòng sản phẩm này thừa, dòng kia lại thiếu.
4. Đề xuất giải pháp KFC
4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
Nghiên cứu thị trường
Để tránh tình trạng cháy hàng hoặc tồn đọng, KFC cần nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng. Hiểu rõ khách hàng yêu thích nhất những sản phẩm nào, ít sử dụng sản phẩm nào. Từ đó, chuẩn bị nguồn nguyên liệu tương ứng. Luôn luôn dự trữ nguyên liệu để tránh thiếu hụt. Nếu tồn đọng nhiều, KFC có thể mở chương trình khuyến mãi vào cuối ngày. Như giảm giá, hoặc tạo combo cùng với các sản phẩm khác với giá hấp dẫn…
Bảo trì thường xuyên
Cần kiểm tra, sửa chữa máy móc thường xuyên để duy trì tiến độ chế biến. Tránh những trục trặc làm cho dây chuyền chế biến bị gián đoạn. Thay mới máy móc khi sử dụng lâu và hư hỏng nhiều.
Đầu tư phát triển
Để rút ngắn thời gian chờ đợi, KFC cần đầu tư thêm dây chuyền sản xuất và máy móc. Đào tạo nhân viên có tay nghề cao hơn và nhanh nhẹn hơn.
4.2. Bố trí mặt bằng tại cửa hàng
Self – Serve Kiosk
Trong thời gian cao điểm, KFC có thể thiết lập hệ thống đặt trước và máy chọn món. Cho phép khách hàng tự đặt món và tạo cảm giác như đang dùng dịch vụ của cửa hàng. Công nghệ màn hình cảm ứng nhằm tăng tốc quá trình đặt hàng. Cho phép khách hàng kiểm soát nhiều hơn việc tùy chỉnh món ăn của họ. Đồng thời giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi do con người gây ra. Mọi người không thích xếp hàng chờ đợi, thích thanh toán kỹ thuật số. Kiosk tự phục vụ cung cấp cho khách hàng cảm giác kiểm soát được đơn đặt hàng và khung thời gian đặt hàng của họ. Đồng thời, tránh tình trạng nhân viên làm việc quá sức không thể đáp ứng kịp thời.

Đề xuất giải pháp của McDonald’s áp dụng cho KFC (Drive Thru)
+ Khu vực Mô hình Drive-thru.
Drive – Thru là một hình thức dịch vụ mua hàng mà thực khách có thể mua hàng trực tiếp ngay trên xe của mình. Cửa hàng KFC đưa ra dịch vụ Drive – Thru nhằm mang tới cho những khách hàng bận rộn, không có nhiều thời gian một bữa ăn ngon miệng nhưng với một thời gian ngắn nhất và tiện lợi nhất. Mô hình này đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ người mua hàng. Mô hình gồm 3 điểm chính:
Điểm 1: Xem thực đơn và đặt món ăn qua máy/nhân viên bán hàng tại quầy Đặt hàng.
Điểm 2: Thanh toán tại quầy Thanh toán.
Điểm 3: Nhận món ăn tại quầy Nhận hàng.
Lợi ích của mô hình Drive –thru
– Drive-thru thuận tiện cho khách hàng.
– Tăng công suất của nhà hàng.
– Drive-thru là cơ hội cho một nguồn doanh thu mới.
– Hệ thống đặt hàng Drive-thrus thân thiện với đại dịch.

Discussion about this post