Thương mại điện tử vẫn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam.Giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng thu hút người dùng mua hàng trực tuyến. Đồng thời, một khi càng nhiều người tiêu dùng biết về thương mại điện tử thì thương hiệu; nền tảng công nghệ; các dịch vụ gia tăng như vận chuyển; thanh toán, hậu mãi; sẽ phải càng hoàn thiện hơn. Thương mại điện tử sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh để các doanh nghiệp mở rộng; phát triển và điều này cũng sẽ giúp cho ngành thương mại điện tử ở Việt Nam được phổ biến; thịnh hành phát triển trong nhiều năm tới. Hãy cùng nhìn nhận đúng về thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Thực trạng
“Kinh tế số” là bước phát triển tất yếu; phù hợp với xu thế mới, mang lại hiệu quả và giá trị lợi nhuận cao trong khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia; kinh tế số hóa của Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin.

Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone. Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn.
Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá, những năm gần đây; với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… Việc mua sắm online đã không còn xa lạ với người người tiêu dùng Việt. Thị trường mua sắm trực tuyến trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng xã hội ngày càng nhiều.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều doanh nghiệp cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.
Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
Những thách thức
Lĩnh vực thương mại điện tử rất có tiềm năng phát triển, song trong bối cảnh nền kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với không ít thách thức
+ Thứ nhất: Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện khá ưa chuộng mua hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay… Do hàng hóa của nước ngoài phong phú, đa dạng với người tiêu dùng.
+ Thứ hai,môi trường cạnh tranh khốc liệt không dành cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính, công nghệ, quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở ngại lớn đối với DN nội nếu muốn cạnh tranh với ngành thương mại điện tử nước ngoài
+ Thứ ba,nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi,con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á.
+Thứ tư, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho thương mại điện tử của Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng.
Giải pháp nào cho thương mại điện tử Việt Nam
Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về thương mại điện tử trên thế giới. Việt Nam có cả những thuận lợi và thách thức. Các xu hướng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam thời gian tới sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. comparatif cialis levitra Do vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất,hoàn thiện môi trường pháp lý. Thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật; các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại; thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử. Trong lĩnh vực thương mại điện tử cần nghiên cứu; đề xuất sửa đổi các chính sách quy định không còn phù hợp với sự phát triển thương mại điện tử
Thứ hai,Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích; thu hút đầu tư của xã hội; đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế; làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử
Ngoài ra cần
Thứ ba,đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. Thương mại điện tử có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus; tấn công vào các website… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán hàng giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm.
Thứ tư,cần nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các DN cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình; hợp tác để đáp ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử; tránh tự trói chính mình trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”.
Thứ năm,đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh; thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh. Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học; phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không những cho các doanh nghiệp; các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân.
Kết luận
Logistics và thương mại điện tử luôn gắn liền với nhau. Các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam phải luôn nỗ lực không ngừng. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Góp phần xóa bỏ những rào cản, khó khăn của ngành thương mại điện tử Việt Nam hiện tại.
Discussion about this post