Thương mại điện tử là một thuật ngữ rất phổ biến hiện nay. Tuy phổ biến như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu chi tiết, cặn kẽ về nó. Vậy hãy cùng UTLogs tìm hiểu để có một cái nhìn tổng quan nhất về thương mại điện tử nhé.
Nội dung bài viết
- Thương mại điện tử là gì ?
- CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- Doanh nghiệp với Khách hàng B2C (Business to Consumer)
- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp B2B ( Business to Business)
- Khách hàng với Doanh nghiệp C2B (Consumer to Business)
- Khách hàng với Khách hàng C2C (Consumer to Consumer)
- Doanh nghiệp với Chính phủ B2G (Business to Government)
- Doanh nghiệp với Khách hàng G2C (Government to Consumer)
- Lợi ích của thương mại điện tử
Nội dung bài viết
Thương mại điện tử là gì ?
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, hay EC đề cập đến các giao dịch thương mại được thực hiện trực tuyến. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn mua và bán thứ gì đó bằng Internet, bạn đều tham gia vào thương mại điện tử. Một ví dụ nhỏ để dễ hiểu thì việc bạn đăng bán 1 cái đồng hồ trên Facebook hay tìm mua một bộ đồ thì bạn đã tham gia vào thương mại điện tử rồi đó.
Thực trạng của thương mại điện tử
Các nghiên cứu mới đây cho thấy người tiêu dùng trên toàn cầu đang thay đổi thói quen mua sắm khi họ dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho việc mua sắm trực tuyến. Một nghiên cứu của Nielsen trên 30 quốc gia cho thấy, doanh số bán hàng trực tuyến tiêu dùng nhanh đang tang gấp 5 lần doanh số bán hàng tại các cửa hàng. Đến năm 2020, thương mại điện tử sẽ có doanh thu 400 tỷ USD, chiếm 10–12 % tổng thị phần ngành hàng tiêu dùng nhanh. (FCMG)
Theo Vecom Việt Nam đã trải qua hơn 25% tăng trưởng trong thương mại điện tử năm ngoái và có thể có cùng mức tăng trưởng cho giai đoạn 2018-2020. Tăng trưởng doanh thu của thương mại điện tử bán lẻ một mình trong năm ngoái là 35%. Vậy trong thương mại điện tử có những mô hình nào, đi vào dưới bài viết bạn sẽ hiểu rõ.
CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Một cách hiệu quả để phân loại các trang web thương mại điện tử là gì? Nhìn vào các bên tham gia giao dịch. Chúng thường bao gồm:
Doanh nghiệp với Khách hàng B2C (Business to Consumer)
Giao dịch xảy ra giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong thương mại điện tử B2C, các doanh nghiệp là những người bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta. Ví dụ bạn lên mạng mua một cái áo từ một shop thời trang online, đấy chính là mô hình kinh doanh B2C. Để kinh doanh mô hình này thì doanh nghiệp, cửa hàng cần thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến, có thể là website bán hàng. Các nhà bán lẻ có cửa hàng trực tuyến như
Lazada, Tiki, adayroi… đều là những ví dụ về các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử B2C.
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp B2B ( Business to Business)
Như tên gọi của nó, thương mại điện tử B2B liên quan đến các giao dịch được thực hiện giữa hai doanh nghiệp. Bất kỳ công ty nào có khách hàng là các doanh nghiệp khác đều hoạt động trên mô hình B2B. Khách hàng của mô hình B2B đó là những
doanh nghiệp mua sỉ, mua hàng số lượng lớn với mục đích kinh doanh lại, do đó đơn hàng thường mang giá trị rất lớn. Ví dụ điển hình cho mô hình B2B chính là 2 ông lớn của thương mại điện tử Amazon và Alibaba.
Khách hàng với Doanh nghiệp C2B (Consumer to Business)
Mô hình C2B là hình thức thương mại điện tử mà ở đó, người bán lại là là những cá nhân riêng lẻ. Còn người mua, là các doanh nghiệp. Các sàn C2B phổ biến nhất là các trang môi giới việc làm; nơi các cá nhân tìm việc đăng tải thông tin của mình; các doanh nghiệp tìm được “món hàng” của mình khi đọc các CV của người tìm việc.
Khách hàng với Khách hàng C2C (Consumer to Consumer)
Thương mại điện tử C2C xảy ra khi một thứ được mua và bán giữa hai người tiêu dùng. Đặc điểm nổi bật nhất của nền tảng này là ai cũng có thể trở thành người bán đồng thời là người mua. Các cá nhân này phải trả một mức phí cho chủ nền tảng thương mại điện tử đó khi đăng bán sản phẩm cũng như trích lại phần trăm doanh số khi bán được sản phẩm. C2C thường diễn ra trên các thị trường trực tuyến như Shoppe, chotot.vn
Chính phủ với Công dân G2B (Government to Consumer). Giao dịch G2B diễn ra khi một công ty thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc phí của chính phủ trực tuyến. Ví dụ có thể là một doanh nghiệp trả tiền thuế bằng cách sử dụng Internet.
Doanh nghiệp với Chính phủ B2G (Business to Government)
Khi chính phủ sử dụng Internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp, giao dịch có thể thuộc thương mại điện tử B2G. Giả sử thành phố hoặc thị trấn thuê một công ty thiết kế web để cập nhật trang web của mình. Loại giao dịch này có thể được coi là một dạng của B2G. viagra pasteque citron
Doanh nghiệp với Khách hàng G2C (Government to Consumer)
Người tiêu dùng cũng có thể tham gia vào thương mại điện tử B2C. Những người trả tiền vé giao thông hoặc thanh toán cho gia hạn đăng ký xe hơi của họ trực tuyến có thể thuộc thể loại này.
Lợi ích của thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp
Một trong những điều tích cực nhất về Thương mại điện tử là bạn sẽ tiết kiệm chi phí. Bạn không phải chi tiền cho quảng cáo và tiếp thị. Tự động hóa hoàn toàn việc thanh toán, quản lý khoảng không quảng cáo; điều đó làm giảm tổng số nhân viên mà bạn cần để điều hành doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp còn có thể marketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp. Bạn có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn đến với hàng trăm triệu người trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có Thương mại điện tử làm được cho doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng
Thương mại điện tử cung cấp sự tiện lợi để mua hàng hóa hoặc dịch vụ mà không gây ra bất kỳ ràng buộc vật lý nào cho người tiêu dung. Khách hàng có thể mua bất kỳ sản phẩm từ bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào. Ngay cả khi đang trong bàn làm
việc hay ở nhà. Nó giúp tiết kiệm thời gian mua hàng rất nhiều.
Tác động của Thương mại điện tử đến ngành bán lẻ
Thương mại điện tử đã mang lại cơ hội to lớn và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế, nhất là ngành phân phối bán lẻ khắp toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của thương mại điện tử đã tạo ra một bước ngoặt mới trong cách mua bán, khi mà người tiêu dùng có thể mua hàng ở bắt cứ nơi đâu chỉ với chiếc máy tinh hoặc điện thoại có kết nối Internet. Dự kiến vào năm 2020, 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; doanh số TMĐT B2C (doanh nghiệp với khách hàng) sẽ đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Tỉ lệ mua hàng trực tuyến năm 2016-2017 (qandme.net)
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng gây sức ép cực lớn đến các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống. Theo báo cáo của công ty Nielsen; tăng trưởng bán hàng trực tuyến của các sản phẩm hàng tiêu dùng đang vượt trội hơn doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ. Doanh số có thể đạt 2.100 tỷ USD năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc các cửa hàng bán lẻ truyền thống phải có sự thay đổi từ cách bán hàng; đến các công nghệ mới được áp dụng.
Để hiểu chi tiết hơn về thương mại điện tử các bạn hãy đọc thêm những bài viết trong chuyên mục e-commerce nhé.
Discussion about this post