“Top 5 lí do khiến ngành Logistics trở nên siêu hot”
Cụm từ “Logistics” ngày càng được nhiều người đề cập đến. Đây là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp cũng như sinh viên quan tâm. Vậy điều gì đã khiến ”Logistics” trở nên hot như vậy? Liệu đây có phải một hướng đi đúng đắn cho các bạn sinh viên tương lai?
Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Khái niệm ”Logistics” – Logistics là gì?
Logistics nói chung là tổ chức chi tiết và thực hiện một hoạt động phức tạp; quản lý dòng chảy của hàng hóa giữa điểm đầu và cuối để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Khái niệm Logistics đã được Logisticsclub.vn làm rõ ở một bài khác. Mời bạn nhấp vào link để tìm hiểu thêm về khái niệm Logistics
Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua 5 lí do khiến cho ngành Logisitics trở nên hot như vậy nhé!
1. Logistics là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam
Logistics vốn xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại từ hàng thế kỷ trước. Nhằm phục vụ các cuộc chiến tranh, chinh phạt; những vương triều và đế chế cổ rất quan tâm đến vấn đề hậu cần, vận chuyển lương thực, vũ khí.
Một trong những đế chế nổi tiếng trong lĩnh vực này đó chính là Mông cổ. Với những cuộc chinh phạt từ đông sang tây của mình.
Thuật ngữ Logistics được ghi nhận bắt đầu từ cuộc chiến tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã cổ. Các chiến binh đảm bảo chu cấp, phân phối lương thực và vũ khí được gọi với cái tên “Logistikas”. The best idea is to make a deposit clickmiamibeach.com in a trustworthy online casino and then use different debit cards. Bản thân cụm từ Logistics cũng có liên quan đến từ “Logic” trong tiếng Anh.
Tuy có một lịch sử lâu đời như vậy nhưng ngành cung cấp dịch vụ Logistics chỉ mới xuất hiện ở nước ta trong 10 năm trở lại đây. Hầu hết mọi người đều chưa hiểu rõ và còn xa lạ với thuật ngữ này.
2. Thị trường Hot còn đang bị bỏ ngỏ
Ngày 01/01/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực. Điều này có nghĩa Việt Nam đang bước vào một sân chơi mới, sân chơi của sự hội nhập.
Nhiều chuyên gia nhận định, hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc tăng cường trao đổi thương mại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần cắt giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một cơ hội rất lớn cho ngành Logistics Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên, trên thực tế thì thị trường “Hot” này đang bị các nhà đầu tư bỏ ngỏ. Thống kê cho thấy có khoảng 3000 doanh nghiệp đang hoạt động; Trong đó có khoảng 80% là doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên thị phần chỉ chiếm khoảng 20%.
Điều này có nghĩa thị trường Logistics Việt Nam đang bị xâm chiếm bởi các tập đoàn nước ngoài.
Nguyên nhân của vấn đề này phần lớn là do thiếu kết nối; tổ chức giữa các doanh nghiệp Logistics Việt Nam. Dẫn đến tình trạng “đơn thương độc mã” chiến đấu với những tập đoàn Logistics khổng lồ trên thế giới (APL, OOCL, Mitsui OSK Line, Maerks Logistics, NYK Logistics…)
3. Là ngành đang thiếu trầm trọng nhân lực chất lượng cao
Nhân lực của ngành Logistics hiện tại của Việt Nam đang thiếu trầm trọng, cả số lượng lẫn chất lượng. Thống kê cho thấy chỉ khoản 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong số 1.000.000 nhân sự trong ngành. Trong đó chỉ có 4% có tiếng anh chuyên ngành.
Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ việc chỉ một số ít trường đại học có ngành học Logistics. Một trong số đó là Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Ngành Logistics Việt Nam đang nhận được rất nhiều thuận lợi
Theo hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics là 15-16%.
Năm 2018, Việt Nam ghi nhận đứng thứ 39/160 quốc gia về chỉ số hoạt động Logistics (theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới).
Ngày 30/12, hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP) chính thức có hiệu lực với các nước thành viên; Giúp mở ra một thị trường kinh tế rộng lớn với hơn 500.000 triệu dân, chiếm 13% GDP toàn cầu.
Những số liệu trên là bằng chứng cho thấy lĩnh vực Logistics Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển.
Thủ tướng chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2025, ngành Logistics sẽ đóng góp 8-10% vào GDP của cả nước.
Xem thêm: Triển vọng ngành Logistics Việt Nam 2019
5. Mức lương trung bình đứng “top” trong số các ngành nghề
Theo thống kê của Adecco (Thụy Sỹ), mức lương trung bình của nhân lực chất lượng cao dao động từ 13-15 triệu VNĐ (từ 3-5 năm kinh nghiệm).
Mức lương của vị trí Supervisor rơi vào khoảng 20-31 triệu VNĐ. Trong khi con số này đối với vị trí Manager có thể lên tới 70 triệu VNĐ/tháng, con số này có thể tăng lên tùy vào kinh nghiệmvà năng lực của bạn.
Có hai nguyên nhân chính để lí giải cho việc mức lương cao của nhân lực ngành Logistics. Thứ nhất, như đã đề cập, các công ty ở Việt Nam đang rất khát nguồn nhân lực Logistics chất lượng cao.
Nguyên nhân thứ hai là do áp lực của công việc trong ngành rất lớn, đòi hỏi khả năng chịu áp lực cao từ nhân sự.
Discussion about this post