Nội dung bài viết
Nội dung bài viết
Về trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là một trường đa ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải lớn nhất phía Nam Việt Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành giao thông vận tải như hàng hải, đường bộ, đường sông, đường sắt.
Hiện nay, Nhà trường có tổng cộng 589 cán bộ, giảng viên; trong đó gồm 19 Phó Giáo sư, 61 Tiến sĩ, 363 Thạc sĩ, 111 Đại học, 35 trình độ khác (số liệu tháng 9/2018)
Đặc biệt, đại học GTVT TPHCM là trường đầu tiên trong cả nước đào tạo về nguồn nhân lực Logistics cho cả nước (2008) với ngành Khai thác vận tải (mã ngành: 7840101) bao gồm hai chuyên ngành là Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức; Quản lý và kinh doanh vận tải
Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Theo số liệu công bố trong Sách Trắng Logistics VLA 2018, nếu như năm 2016 số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam là 22.366 thì đến năm 2018, con số này tương ứng khoảng 30.971 doanh nghiệp, tăng 30%. Trong đó, hiện có 12.025 DN logistics có quy mô dưới 5 người (chiếm 38,83%); 8. viagra boukistan 400 DN có từ 5 – 9 người (27,12%); 8.781 DN có từ 10 – 49 người (28,35%); 1.385 DN có từ 50 – 199 người (4,47%); 152 DN có từ 200 – 299 người (0,49%); 114 DN có từ 300 – 499 người (0,37%); 74 DN có từ 500 – 999 người (0,24%); 32 DN có từ 1000- 4999 người (0,1%) và 8 DN có trên 5000 người (0,03%). Trên cơ sở số liệu thống kê này có thể ước tính quy mô nhân lực trung bình tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khoảng 20 người/doanh nghiệp. Mức tăng trưởng nhân lực bình quân tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam khoảng 7,5%; thấp hơn mức tăng trưởng chung của ngành 12% – 14% năm 2018 do đã loại trừ khả năng ứng dụng công nghệ cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp.
Do đó, với:
• Số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam là N = 30.971
• Quy mô nhân lực trung bình là n = 20
• Mức tăng trưởng về nhân lực d = 7,5% trong thời gian t = 13 năm
Thì nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong giai đoạn từ
năm 2018 đến năm 2030 sẽ là:
30.971 x 20 x (1 + 0.075)13 = 1.585.971 (người)(*)
(Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam 2018)
Chương trình đào tạo tại trường
Với uy tín là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực Logistics (năm 2008), Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM tự hào với những con số mà “Báo cáo Logistics Việt Nam 2018” vừa mới công bố gần đây.
Chỉ tiêu | Số liệu |
Được học về Logistics/ năm | 3000 |
Số lượng sinh viên tốt nghiệp/năm | 100 |
Tuyển sinh 2018 | 340 |
Số giảng viên | 38 |
Số học phần liên quan đến Logistics | 32 |
Số giáo trình về Logistics đã xuất bản | 06 |
Với thời gian học tập, đào tạo tại trường cho chuyên ngành “Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức” là 4 năm bao gồm hệ chính quy, hệ chất lượng cao và ngành “Quản lí Cảng và Logistics” của chương trình đào tạo liên kết quốc tế.
Chương trình đào tạo tại trường sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết để có thể đảm bảo cho công việc sau này. Khối lượng kiến thức toàn khóa là 128 tín chỉ trong đó “GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG” 48 tín chỉ, “GIÁO DỤC THỂ CHẤT, GDQP-AN” 11 tín chỉ và “GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP” 69 tín chỉ.
Để có thể hiểu rõ hơn chương trình đào tạo chuyên ngành này vui lòng xem TẠI ĐÂY
Học Logistics sau này làm gì?
Một câu hỏi mà bất cứ ai khi chưa tìm hiểu về ngành mà mới chỉ nghe qua cũng thắc mắc. Bởi lẽ, ngành này đang còn khá mới lạ đối với nhiều bạn học sinh THPT cũng như ai chưa biết về nó.
Nếu chỉ nhìn sơ qua những công ty như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Nhất Tín logistics,… Bạn sẽ dễ nhầm lẫn Logistics đơn thuần chỉ là mộthoạt động vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, Logistics lại mang khái niệm rất rộng và rất quan trọng với mọi doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất/nhập khẩu,…
Hoạt động logistics là một quá trình kép kín từ việc lập kế hoạch – tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Logistics gồm rất nhiều hoạt động & dịch vụ nhưvận tải, kho bãi, xếp dỡ… với nhiều tiềm năng để phát triển
Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp làmdịch vụ logistics, quản lý chuỗi logistics tại các doanh nghiệp sản xuất. Và các doanh nghiệp làmdịch vụ vận tảinói riêng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung,…
Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: Planning, Operations, Sales & Marketing, Customer Services (Dịch vụ khác hàng),quản lý kho hàng– trung tâm phân phối(Warehousing hoặc Distribution), Mua hàng (cung ứng vật tư),…
Xem đầy đủ bài viết để hiểu rõ hơn về ngành TẠI ĐÂY
Các hoạt động cho sinh viên chuyên ngành
Ngoài việc học ở trường, sinh viên chuyên ngành “Quản trị Logistics và vận tải đa phương phức” cũng như những ai đam mê về ngành này khi được học tại trường sẽ có cơ hội được tham gia vào các chương trình liên kết đào tạo của trường như chương trình đào tạo song hành AHK, các buổi gặp mặt doanh nghiệp, tọa đàm, hội thảo,…Ngoài ra, tham gia các câu lạc bộ đội nhóm liên quan đến chuyên ngành cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như nâng cao kĩ năng. Câu lạc bộ UTLogs tự hào là CLB duy nhất của trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM về Logistics và Supply chain.

Hi vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn học sinh đang trăn trở không biết nên chọn học Logistics ở đâu sẽ có câu trả lời. Chúc các bạn có một kì thi THPT Quốc gia thật thành công và đạt được điều mà mình mong muốn.
Discussion about this post