Vận đơn đường biển là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận với số lượng; chủng loại; tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt; nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển .
Nội dung bài viết
- Nội dung của vận đơn
- Những chức năng chính của vận đơn:
- Phân loại vận đơn:
- Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không thì được chai thành hai loại:
- Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được sắp xếp lên tàu hay chưa, thì B/L được chia làm hai loại:
- Nếu xét theo dấu hiệu quy định người nhận hàng thì sẽ có các loại:
- Nếu theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các loại:
- Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên trong thực tế còn gặp các loại B/L khác, ví dụ:
- Các vận đơn không có giá trị thanh toán:
Nội dung bài viết
Nội dung của vận đơn
Tuy mỗi hãng tàu có một mẫu vận đơn riêng nhưng về nội dung thì chúng có những điểm chung.
Ở mặt trước có ghi rõ:
- Tên, địa chỉ hãng tàu/đại lý hãng tàu
- Shiper: Tên, địa chỉ người gửi hàng
- Consignee: Tên, địa chỉ người nhận hàng
- Notify party: Tên, địa chri người được nhận thông báo
- Vessel: Tên tàu
- Port of Loading: Tên cảng xếp hàng
- Port of discharge: Tên cảng dỡ hàng
- Final destination: Tên cảng đếnc cuối cùng
- Mark and Number: Ký mã hiệu hàng hóa
- Number of container or packages: Số container/ số lượng kiện
- Kind of packages, Description of Goods: Hình thức đóng gói, mô tả hàng hóa
- Gross weight: trọng lượng bao bì
- Measurement: thể tích
- Freight and charges: cước phí và phụ phí
- Places of Issue, date: địa điểm, ngày tháng phát hàng vận đơn
- Number of original B/L: Số lượng bản gốc phát hành
- Số hiệu vận đơn
- For the master (or Agent only): chữ ký của thuyền trưởng hoặc đại lý vận tải
Ở mặt sau ghi các nội dung sau:
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở (responsibility clauses)
- Miễn trách nhiệm của người chuyên chở (immunity liability clauses)
- Thông báo tổn thất (notice of loss clauses)
Mặt hai của B/L mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định. Nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước; tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Những chức năng chính của vận đơn:
- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở. Một khi người chuyên chở xác nhận thì tình trạng hàng hóa vẫn còn nguyên với số lượng; chất lượng được ghi trong hợp đồng. Và sau đó, với bất cứ lí do gì khiến hàng hư hỏng; mất mát thì người bán hàng không chịu trách nhiệm.
- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích. Do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm B/L gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn; có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong B/L tại cảng đến.Chính vì thế mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI rất khó hiện nay.
Phân loại vận đơn:
Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không thì được chai thành hai loại:
- Vận đơn hoàn hảo: là vận đơn không có thêm điều khoản hay ghi chú rõ ràng điều kiện khiếm khuyết của hàng hóa của bao bì
- Vận đơn không hoàn hảo: là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi những ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì. Ví dụ “hàng đã qua sử dụng”,…các B/L có ghi chú như vậy sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán trừ khi có quy định riêng
Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được sắp xếp lên tàu hay chưa, thì B/L được chia làm hai loại:
- Vận đơn đã xếp hàng: nghĩa là vận đơn được cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu
- Vận đơn nhận hàng để xếp: là vận đơn được cấp khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu . Sau khi xếp hàng xuống tàu, người xếp hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng
Nếu xét theo dấu hiệu quy định người nhận hàng thì sẽ có các loại:
- Vận đơn theo lệnh: là B/L mà theo đó người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng; ngân hàng hoặc người nhận hàng
- Vận đơn đích danh: là B/L trong đó có ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng. Do đó hàng chỉ có thể được giao cho người có tên trong B/L
- Vận đơn xuất trình: còn có tên gọi là vận đơn vô danh; là vận đơn trong đó không ghi rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn; xuất trình cho họ. Vận đơn này thường được chuyển nhượng bằng cách trao tay.
Nếu theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các loại:
- Vận đơn đi thẳng: cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng một con tàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi thẳng từ cảng đến cảng
- Vận đơn suốt: Là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm hàng hóa trên chặng đường từ cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng
- Vận đơn địa hạt: là B/L do các hãng tàu tham gia chuyên chở cấp, loại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà thôi
Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên trong thực tế còn gặp các loại B/L khác, ví dụ:
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu là B/L do thuyền trưởng cấp. Loại này chỉ in một mặt, còn mặt sau để trắng nên còn có tên gọi khác là B/L lưng trắng. viagra vente libre croatie Trừ khi có quy định riêng trong L/C (Letter of credit- thư tín dụng), các ngân hàng sẽ từ chối nhận các B/L này.
- Vận đơn hỗn hợp là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại B/L này được phòng thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ những người Hiệp hội những người vận tải FIATA, nên gọi là FIATA combined B/L.
- Vận đơn rút gọn: là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản chủ yếu còn thì tham chiếu vào các nguồn hoặc chứng từ khác….
Các vận đơn không có giá trị thanh toán:
- Vận đơn theo các hợp đồng thuê tàu: Loại vận đơn này sẽ bị coi là bất hợp lệ trừ khi L/C cho phép. Trong trường hợp L/C cho phép, ngay cả khi yêu cầu xuất trình một hợp đồng thuê tàu thì các ngân hàng sẽ không kiểm tra hợp đồng thuê tàu đó; nhưng sẽ chuyển nó cho người nhận hàng mà không chịu bất cứ trách nhiệm gì.
- Vận đơn nhận hàng để gửi nếu không có ghi chú trên bề mặt của vận đơn thì nó chưa chứng tỏ được hàng đã lên tàu mà L/C thì luôn đòi hỏi vận đơn phải là “Clean on board”. Do đó loại vận đơn này bị xem là bất hợp lệ. Trừ khi L/C cho phép, thì loại vận đơn này mới có giá trị thanh toán.
Discussion about this post