Tình hình nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc hiện nay.
- Nhằm kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona gây ra, Trung Quốc tiến hành đóng cửa khẩu và hạn chế hàng hóa các nước. Điều đó đã khiến cho nhiều sản phẩm nông sản Việt bị “tắc đường” xuất khẩu. Vì thế các doanh nghiệp đã tìm cách đông lạnh để bảo quản hàng hóa. Vấn đề đó đã đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
- Vina T&T là đơn vị tiên phong kết hợp với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu trái cây cho biết: các kho lạnh của tập đoàn đã không còn đủ để dự trữ hàng hóa mà đơn vị đã nhập vào vì lượng hàng mua vào ở đợt này gấp 8-9 lần so với các năm trước. Vì các năm trước việc thu mua rải đều và hàng hóa khi đưa vào cấp đông xuất khẩu thì mới nhập lượng hàng mới, trong khi hiện nay đơn vị này phải đẩy mạnh thu mua để góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- Việc thuê container lạnh để chứa hàng lại tốn chi phí rất cao bởi tình trạng khan hiếm, các doanh nghiệp cho thuê đã đẩy giá tăng gấp đôi so với trước 8-9 triệu đồng/ tháng. Trong khi đó tiền chạy container lạnh lên đến 1 triệu đồng/ ngày. Với tình trạng hàng hóa tồn đọng nhiều như trên thì thời điểm xuất container đầu tiên với container cuối cùng là 5 tháng điều đó đồng nghĩa với doanh nghiệp phải mất hàng trăm triệu đồng cho mỗi container.
Những khó khăn về xuất khẩu nông sản ở Việt Nam như hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
- Việt Nam là quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc và có nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy với riêng ngành rau quả trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ đô la Mỹ, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 64,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước tương đương đạt kim ngạch xuất khẩu lên đến 2,43 tỷ đô la Mỹ. Con số ấy đã phản ánh sự phụ thuộc rất lớn của ngành nông sản Việt Nam đối với quốc gia này.
- Tại sao thị trường xuất khẩu nông sản ở Việt Nam lại thiếu phần đa dạng và chỉ tập trung vào những quốc gia trong khu vực? Chất lượng sản phẩm đang là rào cản trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của nông sản Việt. Trong đó, vấn đề an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát triệt để và rào cản về kĩ thuật là khó khăn lớn nhất.
- Ở Việt Nam, chuỗi cung ứng lạnh vẫn còn trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Xe tải đông lạnh với số lượng rất nhỏ. Các thiết bị vận tải trang bị cho cold chain so với các nước khác còn thiếu chuyên nghiệp. “It’s hard to https://clickmiamibeach.com/ say,” Popovich said. Nhiều xe không có cách nhiệt tiêu chuẩn, thiếu mạng lưới thông tin logistics nội bộ và chuỗi cung ứng. Trong khi đó, thị trường kho lạnh Việt Nam còn khá phân mảnh chủ yếu là các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ, vì thế chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
- Nếu việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất- phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực chặt chẽ hơn thì các nhà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong việc tìm nơi phân phối trong khi xảy ra hiện trạng như nay. Nguyên nhân bởi các nhà sản xuất chưa đảm bảo tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận và chất lượng cho nên không đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối.
Giải pháp nào cho ngành nông sản Việt Nam trước thực trạng khó khăn hiện nay?
- Đứng trước tình trạng đó, các đơn vị logistics cần có những động thái để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong thời điểm khó khăn hiện nay, dành diện tích bảo quản lạnh với giá ưu đãi để giúp các doanh nghiệp nông sản bảo quản nông sản trong thời gian tìm kiếm hợp đồng mới hoặc trong khi chờ xuất khẩu sang Trung Quốc, chuyển hướng xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và tránh tình trạng lợi dụng thời điểm khó khăn này để đẩy giá kho lạnh, container lạnh lên cao.
- Phối hợp các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, các đơn vị ngành công thương, các địa phương đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống chuỗi siêu thị lớn, ưu tiên thị trường nội địa, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản.
- Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực dịch vụ logistics hình thành chuỗi dịch vụ logistics kết nối khép kín tuần hoàn từ nông dân đến “chợ thế giới” là công việc đòi hỏi thời gian lâu dài nhưng rất cần thiết để mở ra cánh cửa mới cho xuất khẩu nông sản Việt Nam trong tương lai.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp.
Discussion about this post